Anh chị hãy Phân tích nghệ thuật Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát của Nguyễn Du đã từ lâu viết nên một câu chuyện vô cùng ý nghĩa. Những câu thơ trong Truyện Kiều đã mang tới cho độc giả những ý nghĩa và triết lí nhân văn sâu sắc. Truyện Kiều mang những nét sáng tạo và nghệ thuật độc đáo. Đó là sự kết hợp độc dáo của nghệ thuật dân gian cũng như nghệ thuật đối thoại và hội thoại đặc sắc khiến cho các nhân vật trong truyện kiều có cơ hội bộc lộ tính cách và bản chất một cách sắc nét.
Truyện Kiều tập trung miêu tả và kể lại số phận của nàng Kiều. Nhưng bên cạnh những nhân vật hiền lành tốt bụng có chí khí thì cũng có những nhân vật đã đưa đẩy số phận của Kiều tới chỗ bi đát hơn. Bằng nghệ thuật xây dựang lên những cuộc hội thoại và đối thoại giữa các nhân vật với Kiều Nguyễn Du góp phần bộc lộ nét tính cách điển hình của từng nhân vật.
Các cuộc hội thoại xuất hiện trong Truyện Kiều bao gồm đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Và độc thoại nội tâm của Kiều khi quyết định bán mình chuộc cha đã được Nguyễn Du dành hai mươi câu thơ cho Kiều độc thoại. Qua đó chúng ta có thể thấy nàng Kiều đã phải chịu những khổ ải như thế nòa và tác giả cho người đọc thấy được những nỗi khổ của bản thân mình. Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và 33 lần độc thoại nội tâm ,Thúy Kiều có tới 76 lượt lời trong 45 cuộc thoại với 512 câu thơ và bên cạnh đó thì độc thoại nội tâm có tới 18 lần với 130 câu thơ. Trong đó có những lần đối thoại được thể hiện rõ nét như là cuộc đối thoại giữa nàng và Từ Hải khi Từ Hải quyết chí đi tìm nghĩa lớn của mình
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi tường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Hoặc cũng có thể là đoạn đối thoại giữa hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều khi Thúy Kiều nhờ em gái mình trả nghĩa cho Kim Trọng
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt cánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Trong tác phẩm TRuyện Kiều thì độc thoại nội tâm thể hiện rất rõ những nỗi buồn nỗi suy tư đau khổ của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy. Những lời mà nàng giấu trong đáy lòng mình tự suy nghĩ rồi nghiền ngẫm mà không muốn nói với bất cứ một ai
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Lời nhân vật trong Truyện Kiều chiếm tới 1. 212 dòng thơ đối thoại và cả 211 dòng độc thoại nội tâm thì có tới 1. 423 dòng thơ trên 3. 254. Và khi nói đến hội thoại trong truyện Kiều thì ta không thể nào không nhắc đến đơn thoại như:
Quyết tình nàng mới hạ tình:
Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
Hoặc là trong đoạn:
Hổ sinh ra phận thơ đào,
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong!”
Trong Truyện Kiều những câu chuyện và cách khai thác của Nguyễn Du về các nhân vật đặc Biêt là nhân vật trung tâm Thúy Kiều một cách sinh động. Lối thơ lục bát gắn liền với ngôn ngữ và nghệ thuật hội thoại cũng như đối thoại góp phần tạo dựng nên sự đa dạng và sâu sắc trong lòng độc giả.