Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 11 / Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm

(Baivanhay.net) – Em hãy bình giảng bài thơ Gánh Nước Đêm của tác giả Trần Tuấn Khải trong tác phẩm văn học lớp 11.

Đề bài : Em hãy bình giảng về bài thơ Gánh nước đêm

Trần Tuấn Khải hay còn được gọi là Á Nam Trần Tuấn Khải, là nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Thơ của Trần Tuấn Khải mang khuynh hướng chính là yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương nhưng rồi buồn chán vì bất lực. Gánh nước đêm là một trong những sáng tác của những năm 1917, được, in trong tập "Duyên nợ phù sinh" (1921) chứa chan nặng tình non nước. Những câu thơ giản dị nhưng lại chứa một nỗi niềm sâu xa, khiến khi đọc,độc giả lại tưởng tượng ra nhiều ý nghĩa thú vị.

Mượn hình ảnh của cô gái gánh nước đêm khuya, tác giả đã kín đáo bộc bạch tâm sự của mình. Bài thơ Gánh nước đêm chính là sự trâm trọng cảm thương và kính phục những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng, ngầm thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần cứu nước. Hình ảnh của cô gái mỏng manh nhưng lại có sức gợi mạnh mẽ, càng đọc càng thấm thía sự tinh tế của tác giả trong bộc lộ tâm sự của mình qua từng câu từng chữ của bài thơ.Để thể hiện những sâu kín,tác giả Trần Tuấn Khải cùng với những nhà thơ cùng thơi như Phan Bội Châu hay Tản Đà, phải mượn đến những hình ảnh khác để nói bóng gió và khơi gợi lòng yêu nước thiết tha.

binh-giang-bai-tho-ganh-nuoc-dem

Mở đầu bài thơ là không gian hun hút, không biết điểm kết thúc là đâu, mờ mịt. Những từ ngữ như "xa tít", "mù mịt", sông thì rộng, trời thì khuya. Giữa cảnh không gian rộng lớn mênh mông ấy,hình ảnh cô gái chỉ có một mình bước đi trong khi trời mù mịt . hình ảnh cô gái lại càng có vẻ lẻ loi yếu đuối khi càng về đêm khuya thanh vắng, tiếng đòn gánh kéo kịt khiến cho sự thanh vắng tĩnh lặng càng trở nên rõ nét. Câu thơ bốn tiếng, nhịp thơ gấp như tiếng thở hồi hộp, lo âu của người con gái gánh nước đêm:

"Em bước chân xa

Con đường xa tít

Con sông mù mịt

Nặng gánh em trở ra về…"

Những câu thơ ngắn khiến nhịp thơ bỗng chùng lại, nhanh và dồn dập. Nó giống như tiếng chân bước đều đều trên con đường vắng lặng, xa tít tắp. Đường còn xa, con sông mù mịt ,mỗi bước chân em như gợi ra một sự lo lắng,hồi hộp cho người đọc. Những câu thơ tiếp theo, không phải là những câu thơ ngắn nữa mà là được mở ra với những câu thơ dài hơn khiến người đọc cảm nhận rõ và sâu hơn tâm trạng người gánh nước đêm:

Loading...

"Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya

Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai".

Giữa bao nhiêu khó khăn, những vần thơ như là một tiếng thở dài “Giời khuya", "sông rộng", "nước cạn", "nặng nề". Quanh “em” bóng  tối như bủa vây, vì sông rộng và nước sâu, nước lại cạn thì việc gánh nước càng nhiều khó khăn hơn. Cử chỉ "Ngoảnh cổ trông", biểu lộ nỗi cô đơn, lẻ loi, trông đợi, kiếm tìm cũng như bộc lộ sự buồn bã mênh mang của đất trời ảnh hưởng tới cả lòng người. Sự “nặng nề” đôi vai là do hoàn cảnh, nên “em dám kêu ai”’, than mà chẳng hề dám trách. Qua hình ảnh nhỏ nhắn của cô gái với hành động gánh nước đêm chính là hình ảnh người yêu nước, người làm cách mạng thời bấy giờ; gặp nhiều khó khăn, lẻ loi, tận lòng trung hiếu. Cách nói bóng gió của Tác giả Trần Tuấn Khải , cũng bộc lộ sự cảm thương sâu sắc cho số phận và hoàn cảnh của họ. Con đường cứu nước những năm bài thơ ra đời thật mù mịt và xa tít – Nhà thơ đã thể hiện đúng thực trạng lịch sử thời bây giờ. Tâm trạng và điệu thơ, vần thơ man mác buồn, bi quan thể hiện qua ngôn từ và giọng thơ.

Bài thơ cũng nói hộ cho biết bao trang hào kiệt, biết bao tấm gương ái quốc nhiệt thành. Họ một lòng hướng về tổ quốc ,ôm chí lớn lên đường vì lí tưởng và mục tiêu của đất nước.Họ là những con người phi thường "đội đá vá trời", nhưng chí lớn không thành chẳng khác nào công con dã tràng xe cát lấp bể. Cảm hứng thơ được khơi nguồn từ thần thoại, ca dao, cho ta nhiều liên tưởng về một sự đánh giá: "nghĩ tiếc công", "Biết đời nào xong?”.Trần Tuấn Khải bộc lộ sự trân trọng, cảm phục, biết ơn, lo âu. Màu sắc bi quan thời cuộc bao trùm vần thơ.

Bao nhiêu khó khăn vất vả,sông rộng trời khuya nhưng “em” vẫn dấn thân "em trở vai này”. Câu thơ "Nước non gánh nặng cái đức ông chồng hay hỡi có hay?" là một câu thơ hàm ẩn, một câu hỏi có giá trị lay tỉnh. Câu thơ như muốn nhắn nhủ tới những người an phận hãy biết đứng lên để gánh nước non trên đôi vai, san sẻ vất vả, sao lại nỡ để "Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng…"

Cái hay và sâu sắc của bài thơ chính là giá trị của nó," Gánh nước đêm” không chỉ là bài thơ gửi gắm tâm sự yêu nước mà còn là bài thơ khêu gợi, thức tỉnh trước cảnh "nước cạn" và "nước non gánh nặng"…Hoàn cảnh lịch sử bấy giờ rối ren, mù mịt cho nên bài thơ và tâm trạng nhà thơ không tránh khỏi bi quan, buồn. Con đường gánh nước "xa tít", gánh nước đè nặng đôi vai, mà cô gái "trở vai này" phải bước tiếp, dù "đêm khuya thân gái ngại ngùng''. Đây cũng là niềm tin của nhà thơ về con đường cứu nước và hình ảnh người cứu nước, rất đáng khâm phục với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Ngay từ khi mới ra đời, bài thơ “ Gánh nước đêm” đã gây được sự chú ý và đón nhận của độc giả. Những câu thơ giản dị,hình ảnh trong thơ chỉ là một cô gái với đôi vai trĩu nặng bước trên đường thanh vắng để tiếp tục công việc của mình,nhưng nó còn mở ra những liên tưởng thú vị, cùng với đó là tâm sự sâu xa,mà Trần Tuấn Khải muốn gửi gắm.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *