Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù lòa nhưng tâm hồn của ông lại soi rõ những phẩm chất tốt đẹp của một nhà thơ biết xung phong. Hơn ai hết những câu chữ trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm sáng tỏ hai câu thơ và cũng như là đạo lí trong thơ của ông:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Câu thơ mang tới cho chúng ta một quan niệm nhất quán trong văn chương thời đại. đúng như đã nói văn chương phục vụ đời sống và không tách rời với thực tế của cuộc sống. và hơn ai hết, Nguyễn ĐÌnh Chiểu hiểu rõ một điều rằng với một đôi mắt mù lòa thì không thể cầm gươm cầm giáo mà đánh giặc mà phải bằng chính tài năng và sức lực của mình để đáng trả quân thù. Và mỗi khi có một sự kiện gì xảy ra thì những áng văn chương của ông cũng đã góp phần vào công cuộc lên tiếng bảo vệ cho công lí và cho những sự thật ở đời.
Cho dù con thuyền chính nghĩa con thuyền ấy có nhỏ bé tới đâu thì mang chở bao nhiêu đạo cũng không bao giờ bị đắm chìm và những con người mang đạo với tay cầm bút sẽ không bao giờ bút ấy mòn. Bởi văn chương chính là một vũ khí mà những nhà thơ nhà văn dùng để chiến đấu lại với sức mạnh thể xác của quân thù. Cũng giống như hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Nay ở trong thơ cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Trong thời kì kháng chiến gian có không chỉ có sức người sức của mà còn có sự tham gia của lực lượng đấu tranh của tầng lớp trí thức những người – bằng tài năng và sức sáng tạo của mình đã dùng văn chương trở thành một vũ khí chiến đấu bền bỉ của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Áng văn chương của Nguyễn Đình Chiểu để thể hiện những điều đó đã được thể hiện thông qua những câu thơ trong Lục Vân Tiên – mang một tinh thần trượng nghĩa chính nghĩa , kẻ mạnh sẽ không bao giờ khoanh tay đứng nhìn kẻ yếu bị hà hiếp:
“Ngẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Một người anh hùng sẽ chẳng bảo giờ mà thấy chuyện bất bình lại dễ dàng bỏ qua thấy chuyện bất bình mà khoanh tay và hơn ai hết những người anh hùng đó phải ra tay cứu đời khiến cho những kẻ yếu có một chốn để nương tựa.
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đạo lý về yêu thương và biết chăm lo cho cuộc sống của nhân dân đã bao trùm lấy áng văn chương của ông. Và những gì mà ông mang tới cho văn chương chính là lên án tố cáo những kẻ ăn chơi xa hoa vô độ mà quên đi phải chăm lo tới đời sống của nhân dân hay những người đứng đầu trăm họ trước tiên phải biết sức mạnh của nhân dân
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
……
Ghét đời thúc quí phân băng
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ”
Rồi thương những bậc thánh nhân quân tử:
“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
……
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”
Và một lần nữa để vạch trần tội ác của bọn giặc xâm lược và những gì chúng đã tạo ra làm ra với nhân dân vô tội, bài thơ “chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sáng tỏ những hình ảnh và câu chữ trong bài thơ vừa bộc lộ miêu tả cảm xúc của người với những người dân từ đó thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những người dân đáng thương:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”
Hay thông qua văn tế nghĩa sĩ cần giuộc để thể hiện sự kính yêu và biết ơn nghĩa cử cao đẹp của những người nông dân đứng lên đánh giặc mặc dù trong tay họ chẳng có một vũ khí hiện đại nào
“Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ”
Trong tất cả những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiều, cho dù viết về gì viết như thế nào và hình ảnh chủ đạo là gì thì thơ ông vẫn luôn được người đọc yêu mến với những chi tiết khiến cho hai câu thơ luôn được chứng minh và làm sáng tỏ:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.