Em hãy viết lại nội dung bài thơ Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo thành văn xuôi.
Đề bài: Chuyển nội dung bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo thành văn xuôi.
Bài làm
Garxia Lorca ( 1896- 1936) được coi là một biểu tượng của lòng nhân ái, của tình yêu, cùng với khát vọng tự do của dân tộc Tây Ban Nha. Nghĩ đến Lorca, người ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh cây đàn ghi ta. Lời thơ, tiếng đàn của ông vang lên cùng với khát vọng tự do, ca ngợi tình yêu đất nước, con người của người dân Tây Ban Nha. Trên thế giới, cũng có rất nhiều người mến mộ ông, nhà thơ Thanh Thảo đã dành tình cảm đặc biệt cho ông qua bài thơ Đàn ghita của Lorca.
Lorca, trong chuếnh choáng men say cùng với chiếc áo choàng đỏ thắm trên vai và cây đàn ghi ta, ông đơn độc hát rong khắp mọi nơi trên lưng ngựa. Lorca đem tiếng đàn, tiếng hát tha thiết yêu thương đến với từng người dân Tây Ban Nha trên khắp mọi miền đất nước.
Chính vì Lorca luôn truyền bá tình yêu quê hương đất nước đến mọi người nên bè lũ phát xít căm ghét ông. Chúng tìm mọi cách để hãm hại Lorca. Khi Lorca đang say sưa đàn hát thì một đoàn quân tập tới để vây bắt ông, đưa đi xử bắn. Lorca còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, đi như người mộng du giữa hai hàng lính. Tâm trí của Lorca lúc này vẫn còn đang mơ mộng đến khung trời bình yên, thơ mộng với những âm thanh và sắc màu tươi đẹp của cuộc đời.
Rồi giây phút kinh hoàng đã tới. Một tiếng súng nổ khiến cho máu của Lorca tuôn ướt đẫm cả chiếc áo choàng màu đỏ. Quân Phát xít giết chết Lorca vì mục đích dập tắt ngọn lửa đấu tranh cho tự do, công lý của người dân Tây Ban Nha. Nhưng cũng chính vì cái chết của chàng, mà trái tim của những người dân Tây Ban Nha yêu nước rung động mãnh liệt.
Nhưng đâu chỉ có thế, những tên phát xít còn muốn hủy hoại cả tiếng đàn ghi ta huyền diệu của Lorca. Nhưng làm sao chúng có thể làm được điều đó. Dù cho Lorca đã ngã xuống nhưng tiếng đàn của chàng vẫn vang lên như thách thức bọn chúng: Tiếng ghi ta nâu, bầu trời cô gái ấy, tiếng ghita lá xanh biết mấy….
Vậy là giờ đây, lời thơ của thi sĩ cùng tiếng hát của người hát rong đã tắt lịm trược họng súng của quân phát xít. Tiếng ghita nồng ấm như hơi thở của đất đai, của lá mùa xuân. Tiếng ghi ta còn như tiếng bọt nước tuôn trào, gắn liền với hình ảnh bầu trời thênh thang, cũng như bóng dáng của người con gái trong tâm trí nhà thơ. Tất cả như ngừng lại, chỉ còn lại tiếng ghi ta đau thương, ròng ròng máu chảy, dòng màu của Lorca có lẽ đã thấm đẫm vào mảnh đất quê hương nơi chàng sinh ra.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng dù cho Lorca có chết nhưng chàng vẫn chưa thực sự ra đi, bởi tiếng đàn của chàng vẫn còn đó. Tiếng đàn lan tỏa sức sống khắp nơi, sống mãi trong lòng những người dân Tây Ban Nha yêu nước, yêu hòa bình. Sự sống bất diệt của tiếng đàn ghita cũng đồng nghĩa với sự bất tử của Lorca. Tất cả con người cũng như cảnh vật nơi đây đều tiếng thương cho chàng, rơi nước mắt vì chàng.
Lorca cả đời đã là một con người đơn độc, đem tiếng đàn của mình ngao du khắp nơi. Giờ đây khi đã chết, chàng cũng vẫn tiếp tục cuộc hành trình đơn độc của mình, trên chiếc ghita màu bạc. Lá bùa hộ mệnh của cô gái Digan trao cho chàng khi xưa cũng đã không còn linh thiêng, không thể giúp chàng tránh khỏi cái chết thảm khốc du lũ phát xít mang lại.
Lorca cần một sự giải thoát thực sự, đây là một sự thật phũ phàng mà ai cũng phải chấp nhận. Một đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng thênh thang cũng như số phận con người đều rất ngắn ngủi, nhưng thế giới thì lại vô cùng. Giờ đây, cây đàn ghita của Lorca đã trở thành con thuyền mang theo linh hồn của chàng để đi qua dòng sông vô hình sang thế giới biên kia, ở nơi đó an lạc, không có chiến tranh, không có đau thương. Chàng ném lá bùa cô gái di gan, ném đi trái tim vào xoáy nước, chia tay với những ràng buộc của cuộc đời.
Sau tất cả, chỉ còn lại tiếng đàn ghi ta khi sôi nổi, khi nồng nàn, say đắm của Lorca. Kẻ thù có thể giết chết Lorca nhưng không thể giết chết tiếng đàn ghita, không thể giết chết tình yêu, cũng như khát vọng tự do, hòa bình của con người. Có thể nói, Lorca mãi mãi sẽ bất tử trong tâm trí những người dân Tây Ban Nha yêu nước, yêu hòa bình.