I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn du là một đại thi hào của nền văn hoc Việt Nam. Tên chữ là Tố Như hiệu Thanh Hiên quê ở nghi xuân,Hà Tĩnh.
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và nhiều đời làm quan có truyền thống lớn về văn chương.Lớn lên trong một gia đình có điều kiện hết sức thuận lợi nhưng ông lại vô cùng bất hạnh khi lên 9 đã mồ côi cha và 12 tuổi đã mất mẹ cho nên ông trải qua cuộc sống đầy gian khổ và khó khăn.
Tuy gian khó là vậy nhưng ông rất ham học cho nên lơn lên ông đã thi đỗ được thái học sinh và ra làm quan trong triều
Khi ra làm quan ông được vua cử đi sứ sang tậ Trung Quốc,ông đã đi qua nhiều vùng đất mới,tiếp xúc với nền văn hóa của Trung Quốc,suốt quãng đời lênh đênh của mình ông đã lưu lạc khắp nơi và tiếp xúc với nhiều số phận cảnh đời cho nên có ảnh hưởng tới thơ văn sau này của ông
Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học đồ sộ và có giá trị nhân văn sâu sắc. đặc biệt là về chữ nôm lẫn chữ hán
Nguyễn Du đã để lại 3 tập thơ nổi bật mãi tới sau này đó là :nam trung tạp ngâm,thanh hiên thi tập,bắc hành tạp lục với tổng số là 243 bài
Về chữ nôm thì ông có nhiều tác phẩm xuất sắc nhưng nổi trội nhất vẫn là truyện Kiều. Truyện kiều được lấy nguồn gốc từ Trung Quốc cho nên có tên là kim vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
2. Tác phẩm
Vị trí của bài là từ câu 431 đến câu 452 của truyện kiều
Nội dung : kể về câu chuyện Kiều chạy sang nhà Kim trọng để làm lễ thề nguyền với chàng
Bố cục gồm có 2 phần :
Phần thứ nhất là 16 câu thơ đầu tiên kiều bang lối khuya sang nhà KimTrọng để nói lời thề nguyền với chàng
Phần thứ hai : Kiều cùng với Kim Trọng làm lễ thề nguyền ước nguyện cùng nhau
Chủ đề: nói lên được sức mạnh tình yêu của đôi trai tài gái sắc,vì yêu nhau cho nên tình yêu đã vượt qua được lễ giáo phong kiến
II. Phân tích:
1. Cảnh Kiều sang nhà Kim Trọng
Tâm trạng và tình cảm của nàng Kiều
Theo như lễ giáo của phong kiến thì con gái để cho người con trai yêu thương mình bày tỏ tình cảm trước hoặc là theo kiểu cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó nưng kiều lại khác. Kiều chạy sang nhà Kim Trọng bang qua lối khuya một mình để đến bên chàng
Hai từ xăm xăm và băng cho thấy sự vội vàng và tình cảm đậm đà,dạt dào mà kIều dành cho Kim Trọng nhiều đến nhường nào
Kiều đã không hề ngại ngần mà nói rằng “vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”
Trong câu có viết về khoảng vắng đêm trường,đây là khoảng thời gian mà con người và cảnh vật đã chìm sâu trong giấc ngủ nhưng mà Kiều lại không để cho thời gian chi phối tình cảm mà xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
-> qua những câu thơ trên nó cho thấy được một cuộc đời đầy biến động của Kiều sắp cuộc đời bão
-> đoạn thơ thể hiện một cách sâu sắc về tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim trọng. cho dù lễ giáo phong kiến có khắt khe như thế nào đi chăng nữa thì nàng vẫn đi theo tiếng gọi củả tình yêu mà không hề ngần ngại
Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng
Nhà thơ đã rất khéo léo trong việc dùng những mỹ từ rất đẹp để nói về cảnh tượng diễn ra như “nhặt thưa” rồi đến “lọt”. Mọi thứ dường như trở nên hiền từ và nhỏ nhẹ trước tình yêu này
Ngoài ra tác giả còn sử dụng điển cố điển tích như giấc xòe,tiến sen để nhằm mục đích giấc mơ muốn gặp Thúy Kiều của Kim Trọng .và đến khi biết mình không mơ nữa thì Kim Trọng nhanh chóng rước Kiều vào nhà
-> Chỉ với những câu thơ ngắn ngủi nhưng đã lột tả hết tình yêu chất chứa giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.Kim trọng vốn đã phải lòng nàng từ rất lâu nhưng mà sợ nàng không đồng ý nhưng bây giờ nhận ra nhau có tình cảm nên đã làm một lễ thề nguyền có nhau
2. Cảnh kiều và Kim Trọng thề nguyền
Hình ảnh thề nguyền có vầng trăng sáng soi chứng minh tình cảm của cả hai người
Hai miệng một lời song song cho thấy cả hai người đều thể hiện sự đồng lòng của mình và một lòng một dạ vì tình yêu này,tin sẽ có một tình yêu thủy chung son sắt
III. Tổng kết
Bằng ngòi bút tài hoa của mình thì Nguyễn Du đã Cho nhân vật của mình được tự do yêu đương phóng thoáng mà bỏ qua mọi phép tắc,bỏ qua những hủ tục lạc hậu xưa. Cho thấy tình yêu và lời thề rất có ý nghĩa đối với đôi trai tài gái sắc