Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Bài làm
Vợ nhặt câu chuyện được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp năm 1945, để diễn tả được cái nạn đói ấy khủng khiếp như thế nào? Kim Lân đã khéo léo đưa vào câu chuyện những mảnh đời bất hạnh như, anh cu Tràng, nhân vật Thị hay bà cụ Tứ. Tất cả vừa để lột trần cái nạn đói khủng khiếp mà quân Nhật đã gây ra cho đất nước ta và cũng thể hiện nhân cách con người trong xã hội lúc bấy giờ. Nhân vật bà cụ Tứ là một điển hình cho con người bị sự nghèo khổ đẩy đến bờ cửa vức thẳm mà vẫn có tình yêu thương con, tình yêu thương "đồng loại" vô bờ bến. Người đọc sẽ không bao giờ quên những nét bút mà Kim Lân đã dành để khắc họa bà.
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Bà cụ Tứ- nhân vật không hiện ra từ đầu bức tranh của Kim Lân , mà bà cụ Tứ hiện ra ở gần cuối bức tranh ấy, khi Tràng – con trai của bà nhặt được vợ và đãn vợ về nhà.Từ những diễn biến tâm lí mà tác giả khắc họa cho nhân vật bà cụ Tứ người đọc cũng sẽ một phần nào hiểu được người mẹ nghèo này yêu con như thế nào.
Bà xuất hiện với dáng vẻ chung của người phụ nữ nghèo xưa, người đàn bà khắc khổ, nghèo đói hiện lên với cái dáng "lòng khòng","khập khiễng bước từ ngoài cổng vào", "nhấp nháy mắt", "lập khập bước đi","lễ mễ" đó là những hình ảnh Kim Lân dùng để khắc họa cho nhân vật bà cụ Tứ. Những hình ảnh đó giúp người đọc hình dung ra hình nahr của một người mẹ đx già yếu, không khỏe mạnh và tinh anh nữa. Mở đầu là sự nghèo đói, tan tác, hoang sơ của cảnh vật và con người tiếp đến là hình ảnh của người mẹ này khiến người đọc đã hiểu phần nào về cái đói cùng cực năm ấy. Tuy vậy nhưng người mẹ này lại yêu con vô hạn.
Nếu như ở trên tác gải thành công miêu tả về hình ảnh của bà cụ Tứ, thì ở đây ông lại thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. Để đến khi gấp trang sách lại người ta vẫn hình dung ra cái dáng vẻ hom hem ây, với một tân hồn thánh thiện yêu con vô bờ. Vì từ vẻ đẹp bên ngoài, đến vẻ đẹp tâm hồn Kim Lân đều tạo cho bà những nét tính cách và tình cảm yêu thương, chịu khó hết mực, của một người mẹ cả đời sống vì con.
Hình ảnh bà cụ Tứ cứ đi ra đi vào đợi con ở đầu ngõ đã khiến người đọc không khỏi xót xa. Hôm nay, thấy Tràng về muộn nên bà lo lắng không biết con có chuyện gì không? Rồi đến khi thấy một người đàn bà lạ xuất hiện cùng con trai mình, tâm trạng của bà thất thường, không yên và luôn tự hỏi là ai. “Bà cụ Tứ phấp phỏng bước vào theo con vào nhà. Phấp phỏng vì ling tính cho bà biết trong nhà hẳn xảy ra chuyện gì. Mà quả đúng như vậy. Mới đến giữa sân, bà đứng sững lại và càng ngạc nhiên hơn. Trong nhà bà có người, lại là đàn bà. Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Bà chưa gặp, bà không quen bao giờ. Người ấy lại đướng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?.. Ai thế nhỉ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà lão. Hay bà già rồi, trông gà hoá cuốc. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải.. Không phải bà trông gà hoá cuốc, không phải mắt bà nhoèn. Đúng là có người rồi. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.”.Khi biết được sự tình, bà cũng không lớn tiếng, cũng không xua đuổi. Bà chỉ lặng lẽ như chính cuộc đời của mình như vậy. Bà thương con mình, thương cho người đàn bà lạ kia. Một tình thương sâu thẳm và bao la.
Chợt bà lại cảm thấy tủi thân và thương cho các con, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc gia đình ăn nên làm ra, đằng này con trai bà lại lấy vợ trong lúc đói khổ, rách rưới nhất, không chỉ trong gia đình bà mà trong cả xã hội chung. Ba thương con bao nhiêu thì thương cho người đàn bà tối nghiệp kia, cũng chỉ vì bị cái đói dồn đến bước đường cùng nên mới phải theo con mình về làm vợ. Những suy nghĩ ấy của bà cụ Tứ đã khiến cho người ta thấy đau lòng, não nề, khiến người ta thương cảm, không chỉ cho gia đình bà cụ Tứ mà còn thương cho con người của thời đại ấy. Kim Lân đã khắc họa vào tâm trí người đọc một sự ám ảnh không thể quên về nhân vật bà cụ Tứ – đó vừa là sự thành công, vừa là sự đắt giá làm nên cái hay của tác phẩm.
Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ được miêu tả rất kĩ lúc đầu thì lo lắng vì không thấy con về, thấy con về thì lại phấp phỏng bồi hồi, tò mò vì không biết người phụ nữ đi cùng con là ai. Đến khi biết rồi thì lại đau xót, buồn tủi, rồi lại ân cần chấp nhận, vui mừng đón nhận. Tất cả những cái đó khiến người đọc cảm phục vì chính bà và con trai bà còn sắp bị chôn mình dưới hố sâu của cái đói vậy mà bà còn chấp nhận thêm một người nữa và còn nhen nhóm niềm hi vọng trong họ. “ Nhà ta nghèo liệu mà bảo nhau làm ăn. Khi anh Tràng bước dài ra sân, bà động viên nàng dâu: Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Rồi ra thì con cái chúng mày về sau.”. Sự ân tình, chu đáo của người mẹ nghèo khiến đôi vợ chồng trẻ cảm động, không biết nói gì hơn.
Khung cảnh gia đình vào buổi sáng hôm sau khiến người đọc không thể không thấy lay động bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn” vào buổi sáng đầu tiên sau khi anh cu Tràng có vợmột hình ảnh nhỏ, rất bình dị thường ngày nhưng lại khiến cho khung cảnh ảm đạm suốt bao ngày qua trở nên thông thoáng, nhẹ nhõm và trong lành hơn. Nếu tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo bắt đàu vào nồi cháo hành, thì tình yêu của Tràng và Thị lại bắt đầu bằng "nồi cháo cám". Hình ảnh Tràng nghẹn ứ vì vị đắng chát của cám ở cổ họng khiến người đọng không thể không cảm thấy xót thương. Nhưng Tràng vẫn cố vui vẻ ăn hết lại khiến người ta nhen nhóm lên hi vọng, hi vọng của tình yêu sẽ cùng đưa con người ta vượt lên số phận, vượt lên cái đói. Trong bữa cơm ấy, bà cụ Tứ cũng đã phác họa cho vợ chồng Tràng một tương lai tốt đẹp, đàn gà con sẽ lớn và biến thành nhiều đàn gà khác. Đó không chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho tương lại, mà còn là hình ảnh mang đầy tính nhân văn. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Từ những gì mà chúng ta đã đọc về câu chuyện chúng ta cũng hiểu rằng, dù trong cái đói cái khổ như tế nào con người ta vẫn dũng cảm vượt qua, vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chính vì vậy mà chúng ta những thế hệ trẻ khi đang được sống trong đất nước ấm no hạnh phúc, chúng ta phải biết sống toosts hơn nữa để không phụ lòng nững thế hệ đi trước. Chúng ta cũng phải cảm ơn tác giả vì chỉ bằng bút pháp khắc họa diễn biến tâm lý sâu sắc, Kim Lân đã để lại trong lòng người đọc những dư âm khó phai về hình ảnh bà cụ Tứ nghèo đó nhưng vẫn ánh lên tình yêu thương đáng ngưỡng mộ. Bà cụ Tứ là hiện thân của những gì cao đẹp nhất của một con người, một nhân cách.
>>> XEM THÊM :