Home / NHỮNG BÀI VĂN HAY / Em hãy viết bài văn bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút.

Em hãy viết bài văn bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút.

Đề bài: Em hãy viết bài văn bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút.

Phạm Đình Hổ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng và ông làm quan dưới thời vua Minh Mạng và rất được đề cao coi trọng. Phạm Đình Hổ vốn là người am hiểu thơ văn cho nên ông luôn giành đời mình cho việc sáng tác ,biên soạn sách. Và nhờ đọc đi đọc lại nhiều công trình nghiên cứu ông đã có thể biên soạn những bài có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực như triết lí,văn học.địa lí.., tất cả đều là bằng chữ Hán. Trong số đó có tác phẩm”vũ trung tùy bút”,là một trong những tác phẩm nổi tiếng nói về việc thi cử trong xã hội thời bấy giờ.

Vũ trung tùy bút là một quyển sổ tay dùng để ghi chéo lại những thú hay và ngẫu hứng về những chuyện xảy ra trong lịch sử từ những nghi lễ phong tục tập quán cho tới những lễ nghi của nhân dân. Tác giả có một lối văn ngắn gọn nhưng rất ấn tượng viết về sự việc, con người để rồi qua đó nên lên những nhận xét tinh tế với biết bao cảm xúc. Thể hiện ngòi bút tài hoa ,tấm lòng mang nặng tình đời và tình người.

Qua những chi tiết nói đến cách thức thi cử tổng xã hội thời Lê để tìm ra những nhân tài phục vụ đất nước đồng thời châm biếm những bi hài trong thi cử chế độ phong kiến đang dần bị suy thoái.

Trước tiên ông nói đến chi tiết lịch sử đó là thời Lê lấy sách văn luận để chọn hiền tài, nhờ đó mà nhà Lê đã chọn được nhiều hiền tài giúp ích cho nước nhà. Việc đưa ra những luận điểm về những thành tựu mà triều đình trước làm được để chúng ta thấy được sự đối nghịch của các thời đại sau không biết vận dụng những sáng tạo trong cách lựa chọn nhân tài cho những triều đình tiếp theo.

Loading...

Dẫn chứng đáng tin cậy đó chính là đời trung lê trịnh đã bộc lộ những điểm yếu kém trong việc chọn ra nhân tài để bảo vệ phục vụ cho đất nước của chúng ta. Càng về sau thì các triều đa lại càng không theo những khuôn khổ như trước đây và trở nên lệch lạc hơn. Các quan thi hương, hội thì ra những đề hiểm hóc làm cho khó, ý nói không muốn cho ai hơn mình để rồi mất đi nhiều hiền tài, và cũng không có hiền tài để đem ra phục vụ đất nước ,trong khi đó nước chúng ta đang rất cần những người có tài để phục vụ các địa phương rồi chăm lo cho dân chúng.

Nhưng mỗi kì thì như vậy mà chỉ chọn ra ba người hiền tài để bàn chuyện triều chính , rồi đánh giặc chứ còn bổn phận làm an dân, phục vụ chăm sóc cho cuộc sống của dân thì lại không được đề cập và quan tâm đến.

Triều đình lập nên là để chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân được ấm no vậy mà ngược lại ,lại không thể chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, thì khác gì triều đình là bù nhìn. Hơn nữa, có nhân tài thể hiện sự hưng thịnh và phát triển của một đất nước, nước càng có nhiều nhân tài thì càng vững mạnh . Nhân tài chính là nhân tố quyết định đến sự hưng vong của đất nước. Nhân tài ít thì chứng tỏ đất nước rơi vào lâm nguy.

Tiếp theo Phạm Đình Hổ đã dùng những lời lẽ tốt đẹp để ca ngợi Phạn Khiêm Ích  đỗ khoa đông về vinh quy bái tổ. Vì về quê thương hại cho những người dân bần cùng cho nên ông đa miễn thuế không bắt chịu tổn thất gì.Chính vì vậy mà lúc ông mất thì dân làng cúng tế mãi. Từ đó mà tác giả đã nói lên sự chiêm nghiệm về lẽ đời và tình người sâu sắc.

Ông chỉ ra những nguyên nhân tất yếu dẫn đến tệ nạn tham những của chế độ phong kiến thời Lê mạt "Thói quen ấy tích tệ từ lâu, nên đã có cái tiếng ông nghè đeo nợ, bà nghè mua chồng; như thế mà mong người ra làm quan giữ liêm khiết, không trái phép làm càn, thì sao được". người làm quan là phải phục vụ cho nhân dân ,vậy mà chưa làm được gì cho nhân dân mà đã khiến cho nhân dân rơi vào khó khăn túng quẫn bần cùng không biết làm thế nào. Những kẻ như vậy có còn được xem là nhân tài của đất nước hay không. Cho thấy nhân tài lúc đấy còn rất yếu kém cần phải được tu bổ lại.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *