Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 10 / Hình tượng trong bài khăn thương nhớ ai

Hình tượng trong bài khăn thương nhớ ai

Ca Dao vốn là cụm từ xuất hiện rất sớm trong nền văn học Việt Nam bây lâu nay, khác với những tác phẩm hiện đại , ca dao Việt Nam mang lại những nét tram tư mà cũng phong phú ở cách thể hiện và hình ảnh đối. Những bài thơ ca dao ngay từ đầu đã mang lại cho người đọc và cảm thụ những nét gần gũi thân thuộc với những hình ảnh mang tính tượng trưng cao. Cũng chính với cách nói ví von này mà Ca Dao trở thành một đề tài hay và được bàn luận cho tới ngày nay.

Hình tượng trong bài khăn thương nhớ ai

 Nhắc tới ca dao , khi thời xưa cách biểu hiện tình cảm nam nữ còn mang tính hạn chế và bị gò bói bởi lễ nghĩa cho nên những hình ảnh được mang tới cho tình yêu đôi lứa vốn dĩ cũng rất lãng mạn và thầm kín. Như trong bài KHăn thương nhớ ai , tác giả đã mượn những hình ảnh rất đẹp gợi hình gợi cảm để nói về tình yêu và sự nhớ nhung của đôi lứa như chúng ta thấy, họ thường mượn những vật dụng gần gũi với bản thân mình để gợi thương gợi nhớ, tình yêu cũng mạnh liệt và nồng nàn. Cách chọn lọc những từ ngữ thắm đượm tình cảm , chất chứa bao nỗi niềm và với một tình yêu tới một cách dồn dập, nhịp đập con tim lại càng thêm mạnh mẽ thì từ ngữ và xúc cảm cũng được thể hiện một cách mãnh liệt.

Những hình ảnh trong ca dao vốn không đơn điệu mà ngược lại rất thấm đượm tình cảm

“ Hôm qua tát nước bên đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho em xin

Hay là em để làm tin trong nhà…”

Trong bài KHăn thương nhớ ai, bằng việc sử dụng thể thơ 4 chữ, kết thúc bài thơ với 2 câu lục bát thật mượt mà, đây là cách mà người trong bài thơ- một người con gái chọn lựa để thể hiện niềm thương nỗi nhỡ của mình với người thương.

Hình tượng trong bài khăn thương nhớ ai.

Loading...

“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.

Các hình ảnh mà được tác giả dân gian sử dung trong này bao gồm có KHăn, đèn, mắt. Chiếc khăn được sử dụng trong bài thơ được nhắc đi nhắc lại 6 lần, hình ảnh đèn nhắc tới 2 lần và đôi mắt được nhắc hai lần. Trong tình yêu đôi lữa Khăn là kỉ vật tình yêu vật trao duyên, là thứ mà chàng thường tặng nàng, hay cũng là vật dụng quen thuộc đối với các cô gái. Đèn cũng vậy, luôn luôn soi sáng những tâm hồn đang yêu, những đêm mong chờ, thoa thức suy nghĩ  luôn luôn chiếu sáng như tia sáng của tình Nhắc tới đôi mắt, cửa sổ tâm hồn, cửa sổ ấy luôn tạo ra muôn vàn thứ tươi đẹp, và soi sáng tâm hồn của mỗi người.

Những không đơn thuần viết hay kể ra những vật dụng đó tác gia dân Gian đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa cái khăn cái đèn đã trở nên có hồn, nó giống như là một sinh linh là linh hồn của cô gái trong bài ca dao. Tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ  đối với đôi mắt để diễn tả tâm trạng khắc khoải của nhân vật trong bài ca dao.

Hình thức lặp từ trong bài thơ cũng là một ngụ ý của tác giả, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh rằng niềm thương nỗi nhớ đó, cứ khắc khoải xảy ra thường trực hằng ngày cứ đợi mong nhớ thương người yêu. Sống trong tình yêu, nỗi nhớ  của cô gái da diết, đứng ngồi không yên, làm gì cũng hiện hữu nỗi nhớ không yên.

Nỗi nhớ ngày một tăng một rõ nét, bất cứ một điều gì cũng hiện hữu nỗi nhớ mong“ khăn rơi xuống đất, khăn vắt lên vai, khăn chùi nước mắt…” và nó còn được gửi gắm sang ngọn đèn “ đèn thương nhớ ai ,mà đèn không tắt” và rồi là mắt thương nhớ ai ? mắt ngủ không yên” .

Tâm tư tình cảm cô gái trong bài xuất hiện trong cội nguồn thương nhớ, nênđiều mà cô lo cũng dễ hiểu, cô lo chàng trau có yêu thương mình không, có như mình bây giờ không, có nhớ thương da diết không…Những hình ảnh trong bài thơ cũng vì thế mà trở nên có hồn. CHúng phải chăng là những vật đưa duyên và trao duyên. Là thứ mà gắn kết những thương nhớ lại với nhau. Để tới khi có vương vỡ lại lành bởi chúng là những kỉ vật tình yêu.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *