Home / NHỮNG BÀI VĂN HAY / Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của cả nhân loại mà Người còn là một nhà thơ tài ba ,đầy lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục khi Người đã để lại cho đời sau một khối lượng thơ văn khá đồ sộ. Nói đế Bác thì chúng ta lại nhớ đến tác phẩm “cảnh khuya”, bài thơ được sáng tác khi đất nước chúng ta đang bước sang cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ chính là phong thái ung dung và lạc quan của Bác Hồ khi hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật xung quanh khiến cho chúng ta cảm thấy hết sức ngưỡng mộ về một tâm hồn thanh cao như vậy.

Giữa khung cảnh bao là của núi rừng hoang sơ nơi đây, điều đầu tiên mà Bác cảm nhận được đó chính là tiếng suối, bởi vậy cho nên đã có câu:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Đây là một lối so sánh hết sức tài tình của Người. Tiếng suối được cảm nhận bằng thính giác nhưng điều đặc biệt hơn nữa đó chính là tiếng suối ấy lại trong. Tuy là không nhìn rõ hay là cũng không nếm được nhưng người lại cảm nhận được tiếng suối ấy bằng độ trong trẻo ngọt mát. Hơn nữa, tiếng suối đó còn được so sánh giống như một tiếng hát xa , cách so sánh này của nhà thơ khiến cho chúng ta thấy thực sự là tài tình biết bao nhiêu. Âm thanh của tiếng hát đó không rõ là từ đâu vọng lại hay chính là sự tưởng tượng của Người nhưng cũng đủ để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiếng suối. Từ một cảnh rừng vô hồn thì giờ đây đã trở thành có hồn người ở trong vì có âm thanh. Câu thơ cho chúng ta thấy được tính nhân văn ở trong thơ Bác, cảnh vật và con người luôn đi liền với nhau mà không hề tách rời. Trong đêm thanh vắng đang mải miết với công việc nhưng bác vẫn cảm nhận được âm thanh trong trẻo ấy để rồi lại ngước lên cảnh đẹp ở bầu trời đó chính là vầng trăng :

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Từ “lồng” đã được tác giả đặt trong cùng một câu thơ đã gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ, nó như lồng, đan vào nhau tạo thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi xuống cây cổ thụ ngay trước chỗ Bác làm việc rồi chính những bóng cây cổ thụ đó lại tiếp tục phủ lên mình những bông hoa tươi thắm. Dường như đối với Bác thì đó là những vật thể đã hòa quyện với nhau khiến cho con người xốn xang. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên hai màu sáng và tối, có từng cung bậc cao thấp, chập chờn huyền ảo tạo nên một bức tranh sống động hơn bao giờ hết.

Loading...

Điệp từ “lồng” đã được nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên cho câu thơ có âm hưởng ngọt ngào hơn. Cảnh này có cả hình , có cả ánh sáng và âm thanh. Trên  miền núi xa xôi hẻo lánh của Việt Bắc, có tiếng suối trong chảy mãi không ngừng. Câu thơ thực sự rất giàu tính tạo hình và sức gợi cao, tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp bình dị có tầng lớp. Có lẽ chỉ có những tâm hồn giàu chất thơ mới có thể phát hiện ra được vẻ đẹp tự nhiên đó mà ắt hẳn nhiều người không nắm bắt được hình ảnh đó.

Nếu như ở câu thơ đầu tiên Bác miêu tả về thiên nhiên thì đến với hai câu thơ cuối chúng ta lại thấy được hình ảnh của một vị lãnh tụ đang lo lắng, trăn trở suy nghĩ mà không ngủ được:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ cuối càng cho chúng ta hiểu rõ hơn về tâm hồn yêu thiên nhiên của Người nhưng cũng chính thiên nhiên ấy lại khiến cho tâm hồn đó trằn trọc mà chẳng thể nào chợp mắt được, vì nỗi lo cho đất nước trào dâng . Giữa một cảnh khuya thanh vắng lại có một người đang thao thức ngủ không yên, chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu thơ như được vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp cho Bác có thể khuây khỏa được sự trăn trở của mình. Và khi càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc lại càng thêm cao. Dường như lúc đó Bác nghĩ làm thế nào để mang lại sự bình yên, tự do cho đất nước của mình.

Bài thơ được Bác viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vô cùng khó khăn gian khổ là thế nhưng ở trong thơ chúng ta vẫn bắt gặp được hình ảnh yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, Người lo lắng cho đất nước nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn giành cho thiên nhiên một sự ưu ái riêng. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái thanh cao của người.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *