Trần Tế Xương là một nhà thơ có tài nhưng lại mất sớm, để lại cho những người mến mộ những day dứt khó quên về một con người tài hoa như thế. Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước, cho nên những sáng tác của ông cũng thâm đẫm những chiêm nghiệm và nước mắt cay đắng. Bài thơ “đất vị hoàng” là một trong những tác phẩm được đánh giá cao nhất thông qua đó tác gải muốn nói về sự thay đổi đổ vỡ về đạo lí nề nếp sống của con người đồng thời châm biếm thói xấu xa đang làm mưa gió trong xã hội hiện tại
“Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Câu thơ như nói lên nỗi chua xót nghẹn lại của một người vừa kịp chứng kiến tất cả nhưng lại là của một vùng đất một quê hương không còn là của mình nữa. CHứng kiến sự giàu đẹp nhưng bống nhiên trong tâm trạng của người thi sĩ lại xót xa vô cùng . Bởi sự phồn thịnh vốn có đó lại thuộc về tay của một kẻ khác một kẻ xâm lăng- Thực dân Pháp
Bằng những câu thơ tả thực Tế Xương đã vẽ ra những gì mà tác giả chứng kiến có một thứ gì đó chua xót đọng lại trong tâm hồn của người và đáng thương thay vùng đất nơi mà quê hương của tác giả cũng là cách để nói lên thực trạng của đất nước Nam mình.
Cho tới bây giờ thì vùng nước Nam rộng lớn giờ chỉ là một cái xác không hồn , sống trong một xã hội nhưng lại không sống một cách tự do trong xã hội đó. “ bờ sông mà phố phương tieđang trên bờ vực thẳm. Nhưng đâu chỉ có những thay đổi của núi sông bờ cõi khi mà còn nhiều thứ hệ lụy khác nữa.
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”
Đạo lí ngàn đời này thay đổi khi mà con cái lại quay ngược lại khinh nhược không tôn trọng nghe lời bố mẹ. vợ lại thói đời xoay chuyển quay sang “ làm chồng”.Xót xa thay giá trị đạo đức chuẩn mực đạo đức khi đó đã không còn nữa..
Thật phẫn nộ thật ghê sợ cái xã hội đó bởi cái đạo đức căn bản đó của con người mà còn bị bôi đen bị hủy hoại như thế thì còn liệu một chuẩn mực đạo đức nào còn tồn lưu được nữa. các mối quan hệ xã hội chuẩn mực đạo đức dường như thay đổi dể lại đó bao nhiêu sự tiếc nuối chua xót về một thời đã qua.
Coi như xã hội ấy đã để đồng tiền vượt lên trên tất cả :
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Bắc nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không”
Tác giả đã sử dụng một bộ tứ bình biếm họa vô cùng hoàn chỉnh. Bây giờ ở đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. Mà tưởng chứng như hơi cứt sắt , sự “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôi hám đáng sợ, đáng khinh bỉ! bên cạnh đó “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là chuyện thở rặt hơi đồng”. câu thơ như lột tả được bản chất loại người tham lam, đê tiện này. Họ những người tham lam họ đã coi tiền bạc là trên hết. cách nói của dân gian “Rặt” nghĩa là “toàn là”, “đều là”. Toàn bộ câu thơ với ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người tham lam, keo cú trong xã hội thời bấy giờ.
Qua bài thơ tác giả không chỉ lột tả sự khinh bỉ khinh thường những con người tham lam nhưng ketk sỉn những thói đời xấu xa thay đổi. bên cạnh đó tác giả cũng thể hiện sự chua xót của bản thân qua những sự đổi thay nhanh chóng tới không ngờ.
Hơn thế ông có một tấm lòng của nhà thơ với nỗi đau của người trong cuộc người bị mất nước để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.