Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích bài thơ nhàn

Phân tích bài thơ nhàn

(Baivanhay.net) –  Em hãy phân tích bài thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình văn học lớp 10( Đề thi học sinh giỏi trường THPT Bình Giang)

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491- 1585) được biết đến là một người có học vẫn uyên thâm , ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học mang tính triết lí giáo huấn , ngợi ca chí khí của kẻ sĩ đồng thời lên tiếng phê phán những điều xấu xa trong xã hội cũ. Trong đó tập thơ “ Bạch Vân quốc ngữ thi “ vơi bài thơ tiêu biểu là “ Nhàn” được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Qua bài thơ nổi bật lên vẻ đẹp chân chính, mộc mạc,giản dị của ông.

Với những câu từ hết sức giản dị đời thường cùng với hình ảnh mộc mạc, gắn với cuộc sống của người dân lao động, nhưng nguyễn Bỉnh Khiêm đã lột tả hết vẻ đẹp chân chất dân giã ấy

Với những câu từ hết sức giản dị đời thường cùng với hình ảnh mộc mạc, gắn với cuộc sống của người dân lao động, nhưng nguyễn Bỉnh Khiêm đã lột tả hết vẻ đẹp chân chất dân giã ấy. Mở đầu bài thơ, phần nào khắc họa được một cuộc sống nhàn rỗi. Ngay chính cái nhan đề của bài thơ cũng phần nào đề cập tới nội dung và không khí toát lên toàn bài thơ. Thường người ta được hưởng cảnh an nhàn, vui sống với cảnh thôn quê, chiều chiều ngắm cảnh, ngồi tựa cây để vui thú quê hương.

phan-tich-bai-tho-nhan

“ Một mai một cuốc,một cần câu

Thơ thẫn dầu ai vui thú nào.”

Hình ảnh một mai , ý chỉ về thời gian mai đây,thời gian của tương lại, ông sẽ sống với cuộc sống như thế nào? Đó là “một cuốc, một cần câu” vốn đã rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân lao động. Ngày ngày cuốc đất gieo trồng, tới khi nhàn nhã lại vác cần câu như một thú vui tao nhã lại vừa có thêm thức cho cuộc sống hàng ngày. Trong thơ nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm không dùng tới các mỹ từ, không trau chuốt dùng những từ ngữ mang tính tượng trưng lớn, hay mang tính ẩn dụ. Với những từ ngữ và hình ảnh rất đỗi đời thường khiến cho chúng ta ngay cả khi đọc lên cũng thấy một cảm giác rất gần gũi. Hai câu thơ tiếp theo tác giả viết:

Loading...

“ Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

ở hai câu thơ này, biện pháp nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để, đặc biệt đối giữa hai đối tượng giữa ta và người, giữa nơi vắng vẻ với chốn lao xa, giữa không và dại. Đối ngược hoàn toàn đấy tạo nên một suy nghĩ một tâm niệm sâu xa. Tác giả tự nhận mình dại,ông rất khiêm tốn khi nói tới bản thân mình. Ông sống một cuộc sống an nhàn nơi thôn quê, tránh xa mọi phiền muộn cũng như rối ren ngoài kia. Không phải do ông thiếu trách nhiệm thiếu tinh thần yêu nước, không muốn giúp đỡ nước nhà.Nhưng vì, tình hình triều đình rối ren, tranh gianhf quyền lực, muốn giữ sự thanh cao của mình, ông đã qui về ở ẩn. Như để minh chứng cho sự thanh cao, muốn sống một cuộc sống trong sạch,thanh đạm.

 Đó là một cuộc sống mà gắn với :

 “ Thu ăn măng trúc đông ăn giá. 

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

 Mọi thứ đều sẵn có, măng trúc hay giá đều có thể được tạo ra bởi bàn tay lao động. Cảnh sống an nhàn hiện ra với hình ảnh rất dân giã, những thức đồ mà có thể tự mình tạo ra. Hình ảnh xuân tắm hồ sen hạ tắm ao, gợi về một hình ảnh hết sức đời thường, đó là một cuộc sống có vẻ như rất nhàn rỗi cũng hết sức thanh tao, gần gũi với thiên nhiên.

Hai câu cuối cùng – hai câu luận thể hiện được cái nhìn, sự quan sát của một nhà trí tuệ lỗi lạc:

“ Rượu đến cội cây ta cũng uống

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”

Tác giả coi phú quí tựa như giấc chiêm bao , đó không phải là do tác giả mong muốn có một cuộc sống vinh hoa phú quí mà là ông chỉ muốn vinh hoa phú quí đó chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ không có thực. Đối với ông, cuộc đời ông không phải theo đuổi theo vinh hoa nữa, ông cũng từng trải qua những thời gian được tín nhiệm, giữ những chức vụ lớn trong triều đình, nhận bổng lộc. Nhưng  bây giờ, thứ ông theo đuổi là một cuộc sống an nhàn nơi chốn dân gian, không vướng bận những phiền muộn thời cuộc, tranh giành quyền lực, mà vẫn giữ được tâm hồn thanh cao,lối sống thanh đạm.

Bài thơ Nhàn vừa lột tả cuộc sống nhàn nhã của tác giả khi qui về ở ẩn nhưng cũng là mong muốn của tác giả về một cuộc sống giản dị mộc mạc, lối sống của những người dân chân chất. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm và sự đa cảm, sự tinh tế chất chứa trong  từng vần thơ.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *