Home / NHỮNG BÀI VĂN HAY / Phân tích đoạn mở đầu trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Phân tích đoạn mở đầu trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Đề bài: Phân tích đoạn mở đầu trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Hoàng cầm là một nhà thơ khá quen thuộc với chúng ta. Hồn thơ của ông như được gắn liền với máu thịt của quê hương quan họ hội lim, và những hồn thơ đó cho đến nay vẫn đang được vang mãi trong bài thơ Bên kia sông Đuống.

Thật đúng như vậy, chính bài thơ Bên kia sông Đuống đã thể hiện một cách đầy đủ và rõ nhất về tâm tư tình cảm yêu nước và căm thù giặc của nhà thơ. Đặc biệt là ở trong đoạn mở đầu của bài thơ này tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc nhất về nỗi đau xót qua của mình khi biết được bên kia sông đuống ,quê mình có mẹ già và vợ con đang phải hứng chịu những sự khổ cực và lầm than nhất.

Bắt đầu với những dòng thơ hay đó chính là dòng tâm sự của nhà thơ Hoàng Cầm ,ông luôn bày tỏ lên những tâm trạng và sự xót xa của bản thân qua tiếng gọi tha thiết :

“Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì”

Đây giống như một lời tâm sự, một tâm trạng đã được dồn nén ngay từ những giây phút đầu tiên ở dòng đầu tiên của bài. Nó lại càng thể hiện được sự đau xót của chính tác giả nó lớn lao đến như thế nào. Cái sự lớn của nỗi đau xót xa ấy không thể nào kìm nén được và như được bật ra thành tiếng.

Tiếng “em ơi” cùng với sự xưng hô bằng “anh” đó là lối xưng rất hay được thể hiện ở trong các bài ca dao tình nghĩa hay là cho tới những bài hiện đại như là bài đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Đây là lối xưng hô có một hiệu quả nhất định, thể hiện được sự gần gũi nhất ,bởi vì khi ta yêu thì không còn gì để ngại ngùng nữa.

Hoàng  Cầm đã thể hiện tình yêu đó qua nỗi xót xa ở trong lòng mình . Tiếng gọi ấy thực sự tha thiết giống như đang mang đến cho người đọc về hình ảnh của Hoàng Cầm. Khuyên cho người em kia đừng có buồn nhưng thực ra tác giả đang khuyên chính bản thân mình. Hình ảnh ngày xưa bên bờ cát trắng phẳng lì, thể hiện lên một sự nhớ nhung cái ngày mà quân giặc chưa tới.

Đến với những câu thơ sau này thì tác giả càng thể hiện được rõ hơn về tâm trạng của mình qua việc nhắc đến con sông với những hình ảnh thực sự hào hùng và đẹp mắt.

“Sông Đuống trôi đi

Loading...

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai xanh biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

ở đoạn thơ này, trước tiên thì tác giả đã nói lên vẻ đẹp kì diệu của con sông Đuống, nó hàng năm qua vẫn luôn soi mình lấp lánh và nhân dân sống ở đó đều nhờ nó mà có nước uống , có nguồn nước để sinh sống. Những buổi bình minh khi nắng lên chiếu vào cũng đã làm cho cảnh đất nước của quê mình đẹp lên biết bao nhiêu. Thật vậy, đối với tác giả và người dân thì con sông còn quý hơn cả vàng bạc bởi vì nó nằm nơi đây không chỉ là nguồn vật chất mà còn là linh hồn của những con người Kinh Bắc. Cho tới hôm nay khi mà chiến đấu chống giặc ngoại xâm thì nó vẫn nằm ở đấy nghiêng mình kháng chiến một cách trường kì.

Hai bên có những bờ mía cùng với những nương dâu xanh mướt hiện lên thật đẹp. Rồi còn có cả ngô khoai xanh biếc nữa chứ. Qua đây thì chúng ta càng thấy rõ được những hình ảnh gần gũi thân thương ấy thực sự giản dị mà vui biết bao. Nào là dâu, sắn, mía, khoai, ngô, tất cả đều đẹp và yên bình.

Và cuối cùng của tả cảnh đó là nhà thơ đã cất lên những tiếng xót xa rụng rời cả bàn tay. Chính những hình ảnh đẹp ấy khiến cho nhà thơ âu lo về những bom đạn kia sẽ phá đi tất cả những cái gì đẹp đẽ nhất của quê hương.

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Chính nghệ thuật so sánh này đã cho chúng ta thấy được nỗi lòng của tác giả. Nhìn quê hương đang dần bị tàn phá từng ngày tác giả càng đau xót biết bao giống như bàn tay của mình đang dần rụng đi. Có thể nói rằng nỗi đau ấy không chỉ là ngấm dần vào tim mà còn lan ra cả khắp cả cơ thể của tác giả.

Qua những vần thơ này chúng ta thực sự cảm thấy yêu mến nhà thơ và những con người Kinh Bắc. Dẫu như thời gian có làm cho sự vật đổi thay thì đến với con sông Đuống hiện nay chúng ta vẫn thấy được một màu xanh xanh của những bãi mía nương dâu.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *