Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích khổ 6 bài thơ việt bắc

Phân tích khổ 6 bài thơ việt bắc

(Baivanhay.net) – Anh(Chị) hãy phân tích khổ 6 bài thơ Việt Bắc trong sách văn học lớp 12. ( Bài làm của HSG lớp 12 trường THPT Trần Phú)

Đề bài: Anh(chị) hãy phân tích khổ 6 bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu là một nhà thơ mang đậm chất dân tộc, những tác phẩm những bài thơ ông viết ra nồng nàn và thường gắn liền với các sự kiện lịch sử. Bài thơ Việt Bắc là một khúc tình ca nồng nàn và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của cảm hứng là tình yêu quê hương đất nước. Hơn thế nữa bài thơ Việt Bắc còn là thể hiện sức mạnh của nhân dân, là truyền thống đạo lí ân nghĩa thủy chung của dân tộc Việt Nam.

 Qua những hồi tưởng nhớ nhung tha thiết của tác giả về những ngày tháng ở Việt Bắc,những hồn thơ cứ thế tuôn tròa tạo điểm nhấn cho toàn bài thơ. Bên cạnh đó qua dòng hồi tưởng miên man của chủ thể trữ tình, cảnh vật và con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ. Nỗi nhớ về Việt Bắc hướng về nhiều đối tượng, nhưng có lẽ tập trung nhất là nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc, về người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình để lại ấn tượng không phai mờ trong tâm trí người ra đi:

 Ta về, mình có nhớ ta 

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang 
Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình 
Rừng thu trăng rọi hòa bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Vẫn là với lỗi thơ lục bát kết hợp với những chất liệu dân tộc , những câu thơ được mở ra với nhiều vẻ đẹp vừa mặn mà vừa đậm dà đặc sắc.Đoạn thơ này được coi là một trong những đoạn hay nhất bởi bút pháp nghệ thuật đã đạt tới trình độ cổ điển.

Lối nói tâm tình vẫn được sử dụng trong khổ thơ này khi mà nhân vật trong bức tranh này vẫn xưng hô với ngôi “ Mình và Ta” Câu thơ mở đầu: Ta về, mình có nhớ ta… giống như lời đưa đẩy trong đối đáp giao duyên của ca dao, dân ca.

Tiếp tới câu thơ: Ta về ta nhớ những hoa cùng người, hình ảnh hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Cảnh việt Bắc luôn hiện ra với vẻ tươi trẻ đầy sức sống, luôn xanh tốt và rực rỡ. Đó là vùng đất mình đã tác giả cũng như những chiến sĩ  gắn bó suốt một thời gian dài.

Có thể thấy, trong bốn câu lục bát tiếp theo, tác giả đã vẽ nên bằng ngôn ngữ thơ ca một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc, và chúng đều có nét đẹp riêng. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ “thi trung hữu họa”.  Mỗi cảnh đều có bóng dáng của cả người và cảnh tạo nên một sự hài hòa ,và thống nhất với nhau.

Loading...

Bức tranh thứ nhất với màu hoa chuối đỏ tươi nổi bật trên sắc xanh của rừng núi. Nhà thơ đã khéo léo dùng sự tương phản giữa màu đỏ và màu xanh để làm sáng lên cảnh rừng già, gợi lên cảm giác ấm áp.

 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Thiên nhiên không che lấp mà thực sự làm nền cho vẻ đẹp của con người lao động. Hình ảnh con người ở đây với lưỡi dao sắc nhọn cài ở đai áo và đang đứng trên đèo cao tạo ra một vẻ đẹp uy nghi mà cũng k thể cưỡng lại được .

Bức tranh thứ hai, hình ảnh đặc trưng của Việt Bắc lại hiện ra với một nền trắng xóa của hoa mơ. Xuân về, sắc trắng tinh khôi của hoa mơ làm choáng ngợp hồn người, chữ trắng rừng thể hiện được cảm giác ngỡ ngàng, hạnh phúc của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp tràn đầy sức sống của đất trời Việt Bắc

 

Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Và hình ảnh con người lại xuất hiện,đó là hình ảnh người đan nón khoan thai, thong thả hơn. Con người ở đây chính là chủ nhân của mùa xuân, và con gười ấy dường như đang tô điểm cho sắc xuân của đất trời thêm lộng lẫy.

Bức tranh thứ bạ:

 Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

 Một trong những câu thơ miêu tả về mùa hè hay nhất ở đây đó là cách miêu tả với mùa hè tràn ngập màu vàng có thể của lá của nắng, tất cả như quyên lại  và nhuộm một màu vàng. Âm thanh vang rền của tiếng ve làm cho màu vàng của rừng phách như rung lên thành tiếng và ngược lại. Hình ảnh cô gái hái măng một mình khơi trong lòng người ra đi một nỗi nhớ ngọt ngào, sâu lắng.

Bức tranh cuối cùng trong bộ tranh tứ bình là bức tranh mùa thu êm dịu, trong sáng được vẽ nên bằng những đường nét mảnh mai, tinh tế, tgợi ra cả một trường liên tưởng mênh mông cho người đọc. nổi bật là ánh trăng thu mát dịu tỏa chiếu khắp núi rừng, tạo nên khung cảnh thanh bình, yên ả.

Rừng thu trăng rọi hòa bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Giữa không gian yên tĩnh và êm ái đó tiếng hát ân tình thủy chung của một cô gái nào đó cất lên nghe thật tha thiết, cứ ngân nga vang vọng mãi trong tình yêu và nỗi nhớ của người đi.

Tóm lại trong khổ thơ này,thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc, trong sự thay đổi của các mùa. Dưới ngòi bút tài hoa của Tố Hữu thiên nhiên luôn gắn liền với bóng dáng con người  và ở cảnh nào góc độ nào chúng cũng rất hài hòa và làm nổi bật nhau.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *