Home / NHỮNG BÀI VĂN HAY /  Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu | Văn mẫu

 Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu | Văn mẫu

 Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu 

Bài làm

Bài thơ "Vội vàng" cho thấy một tầm hồn khao khát sống, khao khát yêu đến cuồng si. Ẩn sâu trong đó là một giọng thơ sôi nổi, dâng trào lôi cuốn và hấp dẫn của một hồn thơ đầy táo bạo, đầy tài hoa. Khi nhắc đến "Vội vàng" người ta không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Ông được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Xuân Diệu là nhà thơ say với tình, yêu đời, yêu người một cách tha thiết, mãnh liệt. Những tình cảm, của xúc trong thơ của Xuân Diệu luôn dạt dào và tràn đầy, lênh láng trên từng câu chữ. 

Bài thơ "Vội vàng" mang một tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt đến cường tráng nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng . Bởi cuộc sống này đâu có gì vẹn tròn, bên cạnh niềm vui còn có nỗi buồn, không có cuộc vui nào là không tàn. Bằng cái nhìn sâu sắc, Xuân Diệu đã cho ta thấy được lòng khao khát sống thật mãnh liệt. Một cuộc sống đầy tích cực, đầy sự vui tươi.

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng

 Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu 

 

Ngay từ những vần thơ đầu của bài thơ Xuân Diệu đã bộc bạch ra cái tôi mãnh liệt của mình

Tôi muốn tắt nắng đi 

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Chính vì tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến mãnh liệt nên Xuân Diệu mới có chút ngông và chút phiêu như vậy. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Từ "tôi" như để khẳng định đó là sự khát khao của bản thân ông, khát khao cháy bỏng muốn đoạt lấy đất trời, ôm trọn thiên nhiên. Bởi ông hiểu rằng thời gian là thứ trường tồn nhất nhưng cũng là thứ vô tình nhất vì thời gian đã trôi đi thi đâu có quay trở lại, đời người đâu có thể thắm đến lần thứ hai. Nên ông muốn mình được tham một chút, ôm trọn lấy đất trời để níu giữ tuổi thanh xuân.

Dường như ông muốn cướp đoạt thiên nhiên, vì nắng và gió vốn dĩ là những điều tự nhiên nhất của thiên nhiên, mà con người ta không thể nào can thiệp được. Nhưng thi sĩ lại muốn tắt nắng đi, như cái bóng đèn vậy có công tắc riêng muốn tối thì tắt, sáng thì bật. Nhưng đấy là thứ con người ta sáng tạo ra còn nắng là thứ do thiên nhiên ban tặng con người ta không thể nào dịch chuyển được. Chỉ vì muốn hương đừng bay đi mà ông còn đòi buộc cả gió lại.  Hóa ra nhà thơ muốn lưu giữ những màu, những hương của cuộc đời cho riêng mình nên mới trở nên ngông cuồng và bồng bột như thế. Nhịp thơ vì thế mà rạo rực, gấp gáp chứ không phải là những nhịp ngắt chậm đều của những tâm hồn sầu, buồn khát trong Thơ mới.

Những dòng thơ tiếp theo như tuôn theo mạch cảm xúc dạt dào của một tình yêu say đắm với những thanh sắc của cuộc đời:

Loading...

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Với những ngôn từ trau chuốt, mượt mà Xuân Diệu đã diễn tả một bức tranh mùa Xuân đầy thật đẹp. Xuân Diệu đã vẽ một bức tranh tuyệt vời có ong bướm, có cỏ cây, có hoa lá, có anh yến, bức tranh thật hoàn hảo. Điệp từ “này đây” được lặp lại trong các câu thơ bộc lộ niềm vui hân hoan, say mê của tác giả khi được đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời như thế. Có lẽ đây là một đoạn thơ gợi hình, gợi cảm và gấy ấn tượng nhất cho người đọc. Bởi những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Sau mỗi tiếng reo vui, cuộc sống hiện ra, giản dị mà đắm say: cái đắm say tình tứ của ong bướm, yến anh; cái đắm say bát ngát sắc xanh của đồng nội; cái đắm say non tơ của cành lá…​ Đó đều là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, của những gì thanh khiết và tươi đẹp nhất. Mỗi một câu thơ lại mở ra một hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm giác thú vị. Không chỉ mở ra thế giới của màu sắc, mảnh vườn xuân còn ríu ran những thanh âm của tiếng chim ca. “Yến – anh” vốn là những loài chim biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chim chóc cũng đang cất lên những khúc ca gọi bạn bầy, cũng là khúc tình si mê đắm của lứa đôi. Câu thơ với nhịp ngắt đột ngột, kết cấu đối lập tương phản gợi lên hai thái cực khác nhau trong cảm xúc: một bên là sự sung sướng say mê, một bên là sự Vội vàng, lo lắng, cuống quýt.

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng

 Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu 

Cả đoạn thơ là một thông điệp: không phỉ đi tìm thiên đường đâu xa mà chính sự sống này tự nó đang bày ra trước mắt tất cả sức hấp dẫn vốn có. Ta cảm nhận được hay không phụ thuộc vào thái độ sống của ta. Đoạn thơ thứ nhất là một căn cứ vững chắc, tạo tiền đề cho những luận điểm tiếp theo mà Xuân Diệu sẽ triển khai ở những câu thơ dưới đây.Những ý nghĩa mà bài thơ mang lại còn vượt ra ngoài ý nghĩa gốc của nó. Không chỉ là sống một cuộc sống hối hả, sống không phí hoài tuổi trẻ mà còn là đừng bao giờ để tuổi trẻ trôi qua một cách phí phạm. Vì tuổi trẻ không bao giờ quay trở lại lần nữa để ta có thể hiểu ra giá trị của nó. 

>>> XEM THÊM :

 

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *