Viết bài phân tích khổ thơ 6 bài thơ Việt Bắc- Văn lớp 12
Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Bài làm
Nhà thơ Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai snh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ xuất sắc của văn học Việt Nam với những tác phẩm mang đậm chất lịch sử và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Việt Bắc là một bài thơ rất nổi bật của ông, khi nói về nỗi nhớ, sự vấn vương lưu luyến của tác giả đối với con người và thiên nhiên vùng chiến khu Việt Bắc khi sắp phải rời xa. Và những hình ảnh về con người, thiên nhiên nơi đây có lẽ được khắc họa rõ nét nhất trong khổ thơ thứ 6 của bài thơ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Hai câu thơ mở đầu dường như muốn nói rằng ta với mình tuy hai mà một, dù có đi đâu vẫn một lòng hướng về đối phương, cũng như hướng về quê hương, đất nước. Dù rất thương nhớ và luyến tiếc mình ở lại, nhưng vì đất nước ta buộc phải ra đi. Ở nơi đây, hoa và người là những kỷ niệm đẹp đẽ, tuyệt vời nhất mà ta từng có. Không biết khi ta về rồi, mình có còn nhớ thương ta, có hiểu được nỗi lòng của ta, dù có phải đi đến bát cứ nơi đâu thì vẫn nhớ đến những con người nồng hậu nơi đây.
Ở bốn câu thơ tiếp theo, người đọc như được tác giả đưa đến một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ tuyệt vời:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Đối với Tố Hữu, mùa đông của Việt Bắc không hề lạnh lẽo mà vô cùng tràn ngập sức sống. Vẻ đẹp của màu xanh hoa chuối được tôn lên bởi một sắc đỏ tươi tắn và rực rỡ. Sự tương phản của màu sắc được tác giả sử dụng để làm sáng bừng lên bức tranh của núi rừng. Không chỉ có vậy, thiên nhiên nơi đây còn được tô điểm bởi chính con người, với ánh sáng lấp lánh đâu đó hắt lên từ con dao của những người dân miền núi đi rừng, ngày đêm làm việc hăng say để giúp đỡ những anh lính cách mạng, cũng chính là giúp đỡ cho sự nghiệp của nước nhà.
Mùa xuân đến khi mùa đông qua đi, mang đến những đặng mơ rừng với hương hoa trắng muốt. Hoa mơ hoa đào chốn đây đã làm cho không biết bao người phải thổn thức, đắm say bởi sự tinh khiết trắng trong. Ở giữa câu thơ xuất hiện động từ “ nở”, như tiếp thêm sự sinh sôi cho bức tranh mùa xuân. Nơi đây, dù cho ở giữa mưa bom bão đạn khốc liệt đến đâu đi nữa thì cũng không thể tàn phá được sự tuyệt vời của thiên nhiên. Hành động chuốt từng sợi giang như thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ của con người, cũng là hình ảnh khiến cho tác giả nhớ đến những người con miền núi rừng với một tình cảm đậm sâu.
Cứ thế, thời gian vẫn phải trôi đi mặc cho con người tiếp tục với cuộc sống, với những gì vẫn đang diễn ra xung quanh:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Giữa vùng rừng núi hoang sơ, hùng vĩ, một âm thanh vang lên một cách độc đáo, như một tiếng gọi mùa hè trong lời thơ. Chỉ với một chú ve mà lại có thể khiến cho “ rừng phách đổ vàng”. Lúc này có lẽ tiếng ve đã đến cùng với mua hè, nhưng là thời điểm cuối mùa hè, bởi lá cây đã nhuộm màu vàng của mùa thu sắp tới, rừng phách cũng chuẩn bị thay lá, rạng rỡ sắc vàng dưới ánh mặt trời, khiến cho lòng người vấn vương. Qua đây người đọc có thể cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc giữa những người lính với nơi đây, đã cùng nhau đi qua bao nhiêu ngày tháng khó khăn gian khổ. Ở giữa nơi rừng núi ấy, bỗng nhiên xuất hiện một cô gái “ hái măng một mình”. Cô gái khiến cho lòng người ra đi bỗng cảm thấy ngọt ngào, không còn cô đơn nữa.
Mùa thu nơi đây được Tố Hữu dùng để kết thúc khổ thơ:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Mùa thu cuối cùng đã đến với một không gian bình yên đến lạ. Cũng giống như khát khao được sống mãi trong hòa bình tự do của toàn dân tộc Việt Nam. Ánh trăng đó chính là ánh trăng độc lập, ánh trăng tự do. Những cô gái vùng cao cùng nhau cất tiếng hát vang vọng, khắc sâu vào tâm trí của những anh lính trẻ khi phải ra đi.
Chắc chắn có thể nói rằng, đây là khổ thơ đẹp nhất của bài thơ Việt Bắ. Khổ thơ với đầy đủ cảnh sắc thiên nhiên, cũng như con người, hòa hợp với nhau một cách lãng mạn nhất. Mình và ta nhớ đến nhau, tương tư nhau một cách lãng mạn và tuyệt vời hơn bao giờ hết.
>>> XEM THÊM :