Đề bài: Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Bài làm
Nếu ta ví tập thơ "Lửa thiêng" là thể xác thì bài thơ "Tràng giang" chính là linh hồn của thể xác ấy. Mỗi chúng ta ai cũng có một cái tên riêng của mình, không chỉ để phân biệt giữa người này với người khác, mà nó còn để thể hiện một phần nào đó cốt cách của mỗi con người. Mỗi bài tác phẩm văn học cũng vậy, tác phẩm nào cũng có cái tên riêng của mình để thể hiện những nội dung ẩn ý bên trong đó. Vì vậy nhan đề của mỗi tác phẩm đều rất quan trọng, nó giúp người đọc tò mò, muốn khám phá. "Tràng giang" cũng vậy, nhan đề ấy chính là cửa ngõ để thể hiện ý nghĩa, nỗi niềm thầm kín của tác giả. Đồng thời Tràng giang là bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín trong tâm hồn Huy Cận nói riêng, của một thời đại thi ca nói chung.
Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Mỗi nhan đề đều có tính gợi mở riêng để khẳng định nôi dung của tác phẩm. Để biết tác phẩm hay hay dở người ta thường dựa vào cái nhan đề. Có những người đã danh cả cuộc đời để nghiêm cứu, sáng tác văn chương, nhưng đến khi nhắm mắt xuôi tay người ta cũng chẳng biết họ là ai. Nhưng có những người chỉ với vài bài thơ thôi, cũng đủ để người ta nhắc đến muôn đời. Vì vậy, ta có thể thấy tác phẩm hay không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn thể hiện ở nhan đề của tác phẩm. Một tác phẩm có trau chuốt thì nó cũng phải trau chuốt từ ngoài vào trong. Nếu nội dung là phần thân của cái cây đó, thì nhan đề chính là phần rễ của ngọn đó. Thân bị chặt đi thì làm sao rễ sống, rễ bị cắt đứt thì làm sao nuôi thân. Nhan đề của các thi phẩm nhiêu khi bao quát được những nội dung tư tưởng chủ đạo, những cảm hứng tư tưởng nổi bật của bài thơ. Kim Lân được người ta nhớ đến với "Vợ nhặt", Xuân Diệu được người nhắc đến với "Vội vàng", Vũ Tọng Phụng được người ta nhắc đến với "Số đỏ". Mỗi tác giả, đều để lại dấu ấn của mình với mỗi tác phẩm riêng. Huy Cận cũng đã chọn cho thi phẩm của mình một nhân đề rất hàm súc và đích đáng. "Tràng giang" cũng chính là "Trường giang" có nghĩa là sông dài. Đó là dòng sông Hồng – dòng sông mang lại cảm hứng để nhà thơ Huy Cận viết thành công bài thơ này. Dòng sông ấy vĩnh viễn thuộc về đất nước Việt Nam, nó có từ thuở khai thiên lập địa. Nó không chỉ dài về không gian địa lý mà còn dài về khoảng thời gian lịch sử.
"Tràng giang" đọc thì có vẻ bình thường, nhưng khi ngẫm lại thì nó là cả một quá trình. Tại sao tác gải không gọi là Trường giang mà lại gọi tràng giang. Khi nhìn lại ta sẽ thấy “Trường giang” đơn thuần để chỉ con sông dài. Nhưng ngược lại “Tràng giang” vừa nói con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả. Đọc từ TRàng ta đã thấy dài rồi, lại thêm vần "ang" ta càng thấy được sự mênh mông của bát ngát của nó. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu. Như vậy, bài thơ với nhan đề “Tràng Giang”đã phần nào bộc lộ được sở trường và phong cách thơ Huy Cận-một nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi bước đi của không gian.
Khi nhìn vào dòng sông ấy, ta không chỉ thấy chiều dài về địa lý, mà khi nhìn vào ta sẽ thấy chiều sâu và chiều dày của lịch sử của thời gian. Nó không chỉ đơn thuần là con sông, mà nó là một minh chứng lịch sử từ ngàn xưa và đến giờ nó vẫn còn sống mãi với thời gian. Nó đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, đã hứng chịu bao nhiêu bom đạn, đã đua tiễn biết bao người anh hừng dân tộc ra đi tìm đường cứu nước. Hàng nghìn năm qua, trải qua bao nhiêu thế hệ, con sông ấy vẫn trầm mặc đứng ở đây. Vì vậy con sông ấy trở nên dài hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ trong lòng tác giả mà còn cả trong lòng người đọc. Như vậy, bài thơ với nhan đề "Tràng giang" đã phần nào bộc lộ được sở trường và phong cách thơ Huy Cận-một nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi bước đi của không gian.
Lời đề từ không phải bài thơ nào cũng có, lời đề từ chính là tiêu điểm thâu tóm nội dung của tác phẩm, nhưng nội dung này chỉ là ở bề chìm, yêu cầu người đọc cần phải đi sâu khai thác mới có thể khám phá ra điều này. Lời đề từ không giống như bông hoa cài lên áo cho thêm đẹp, mà lời đề từ như một dụng ý ẩn sâu trong bài thơ thơ đó. Nó cung cấp cho người đọc chiếc chìa khóa nghệ thuật để khám phá nội dung của tác phẩm. Có lời đề từ được chính tác giả viết ra nhưng có lời đề từ là những câu văn xuôi mà tác giả mượn lời của người khác. Lời đề từ của bài “tràng giang” là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, một câu thơ bảy chữ thôi, nhưng ẩn sâu trong đó là một nghệ thuật dùng từ, một ẩn ý sâu xa của Huy Cận. Lời đề từ ấy vừa gợi cho ta sự nhẹ nhàng, nỗi buồn man mác, buồn len lỏi vào tâm hồn của tác gải, vừa thể hiện nghệ thuật đảo ngữ trong câu, khi tác giả đã đưa từ "Bâng khuâng" lên đầu câu. Gợi lên trước mắt người đọc hai thi liệu chính: đó là trời rộng và sông dài. Điều này được kết tinh ngay từ nhan đề về lời đề từ được xem là trung tâm của bài thơ Tràng giang. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” một lần nữa khái quát nên chủ đề của bài thơ chính là nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa trời đất mênh mông và bao la. Cả bài thơ toát lên được vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ điển, cũng là đặc trưng trong thơ của Huy Cận.
Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930-1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữ yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám.Bài thơi để lại trong long người đọc nhiều nỗi niềm khó tả. Trước con sông dài mênh mông, nhà thơ Huy Cận như đồng cảm với nỗi lòng nhớ quê của Thôi Hiệu ông “thú nhận” với mình: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Vậy là nỗi buồn của nhà thơ được cắt nghĩa đầy đủ hơn. Đó không phải nỗi buồn vu vơ, vô cớ, mà là nỗi buồn trong sạch thanh cao. Nỗi buồn ấy không làm cho con người trở nên yếu đuối, bi lụy, mà nuôi dưỡng trong ta những tình cảm đẹp, những khát vọng lớn lao và tình yêu quê hương đất nước
>>> XEM THÊM :
- Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu
- Nghị luận xã hội về sành điệu của giới trẻ