Truyền thuyết An Dương vương và Mị Châu Trọng Thủy là một trong những truyện mang nhiều yếu tố kì ảo nhất. Qua những yếu tố kì ảo được sử dụng, nó thể hiện những mong muốn của các tác gải dân gian một mặt làm cho câu chuyện mang tính linh thiêng hơn mặt khác khiến cho những cái kết đau lòng có cách giải thích xác đáng.
Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo mang tới cho người đọc những cảm giác mới lạ về một câu chuyện có thật trong lích sử về An Dương Vương nhưng nó còn được tác giả dân gian biến tấu trở nên phong phú và đa dạng về cách nhìn nhận.
Yếu tố đầu tiên xuất hiện khi An Dương Vương bị thất bại liên tục khi muốn xây thành vững chắc nhằm chống lại kẻ thù xâm lăng. Sau nhiều lần thất bại thì có một cụ già xuất hiện từ phía Đông đã tới và báo cho vua, nếu muốn xây thành thì phải có sự giúp đỡ của Rùa Vàng- thần Thanh Giang. Ngay sau đó thành của vua đã được xây xong theo đúng như lời cụ già đã nói. Điều này chứng tỏ rằng, An Dương Vương là một vị vua tốt, vì muốn bảo vệ cho dân chúng và sự an nguy của đất nước không ngại khó khăn để xây dựng thành lũy. Và cuối cùng sự thành tâm đó cũng được thần linh một tay giúp đỡ.
KHi đát nước bị xâm lăng , thần Kim Quy lại giúp đỡ vua An Dương Vương khi lấy vuốt của ngài làm nỏ bắn tên, mũi tên bắn ra, sức mạnh rất lớn, chẳng mấy chốc mà quân xâm lược đã bị tiêu diệt. cũng chính hình ảnh này là lần thứ hai tác phẩm có hiện hữu yếu tố kì ảo. không những yếu tố đã lí giải được phần nào lí do thắng trận của nhân dân ta trong thời kì đó, mà còn là lí giải sức mạnh đoàn kết một lòng chống giặc của nhân dân ta
Sau chiến thắng vua An Dương Vương lại cho phép con gái mình lấy Trọng Thủy là con trai nước kẻ thù là chồng, là câu chuyện đan xen giữa tình yêu, sự phản bội và lừa dối. Nhưng có một điều rang Trọng Thủy đã lợi dụng tình yêu của công chúa Mị Châu dành cho mình cùng sự lơ là cảnh giác của vua An Dương Vương để tìm hiểu chiến thắng của vua An Dương Vươngnhớ đó mà hắn biết được nhờ có nỏ thần của thần Kim Quy, hắn đã cố tính làm nỏ giả, lấy cắp nỏ thật và mang về cho vua Triệu Đà. Trọng Thủy hắn còn lợi dụng tình yêu của Mị Châu dành cho mình, hắn lừa nàng để nàng dẫn đường cho mình đem quân đuổi theo vua An Dương Vương khi chiến tranh nổ ra.
Chúng ta có thể thông cảm cho hoàn cảnh của nàng Mị Châu bởi vì trong trái tim của nàng, nàng tin hoàn toàn vào lời của chàng mà không hề mảy may biết rằng sự ngây thơ của nàng sắp làm cho cả đất nước rơi vào cảnh đấu tranh, không còn được hưởng thái bình, gây ra tình cảnh bi thương vô cùng. Sau cùng vua An dương vương mang theo con gái lên ngựa chạy trốn. Cho tới cuối cùng vua đã phải cầu tới sự giúp đỡ của thần Kim Quy, sau đó thần Kim qui hiện lên mặt nước rồi thét lớn:” kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó. Cũng chính là lúc vua An Dương Vương mới hiểu lí do tại sao mình lại bị mất nước lập tức rút kiếm đâm người con gái của mình rồi được thân Kim Quy rẽ nước, đi xuống thủy cung. qua việc sử dụng yếu tố này nhằm thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với ngài, vì họ nghĩ đức vua của họ mãi mãi là người bất tử, luôn đủ sáng suốt và ngài cũng đã được trở vềchốn linh thiêng. Mị Châu là một nhân vật đáng trách nhưng cũng rất đáng thương. Về phía Trọng Thủy chỉ có thể ôm xác Mị Châu quay về, có lẽ bởi tình yêu của hắn dành cho nàng không được trong sáng, không xứng với con người của nàng. Hắn lao đầu xuống giếng vì nhầm tưởng là có hình ảnh của Mị Châu ở trong đó. bây giờ, nhân dân ta vẫn còn lưu lại câu chuyện rằng, nếu lấy nước giếng ấy rửa ngọc sẽ làm cho ngọc càng thêm trong, thêm sáng.
Câu chuyện kết thúc để lại nhiều dư vị cho người đọc , đặc biệt ở đó chúng ta thấy được những tâm tư tình cảm của tác giả dân gian được gán vào trong câu chuyện truyền thuyết. Những yếu tố kì ảo một lần nữa làm lí giải và xoa dịu những nỗi đau mà tình yêu lòng tin khi bị lợi dụng.