Home / Uncategorized / Phân tích Thăng Long thành hoài cổ của Bà huyện thanh quan

Phân tích Thăng Long thành hoài cổ của Bà huyện thanh quan

Thời kì văn học Trung đại của nước ta có nhiều tác phẩm văn học xuất sắc và tiêu biểu cho thời kì có nhiều biến đổi trong đó xuất hiện của các nhà thơ lớn mà cho tới bây giờ vẫn để lại tiếng vang cho hậu thế sau này. Bên cnahj những tác phẩm thơ nôm thời kì đó còn có những tác phẩm mang nhiều giá trị cho tới thời hậu thế hiện nay. Thăng long hoài cổ là một trong những số đó , nó mang tới cho người đọc những khắc khoải về một thăng long cổ xưa và đầy vẻ đẹp

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Bà HUyện thanh quan đã mở đầu bài thơ với hai câu đề. Và mở ra những câu viết đầy ý nghĩa và cảm động lòng người. Danh từ hí trường ở đây để chỉ những nơi nơi mua vui, diễn tuồng diễn kịch.  Ngay ở câu đầu tiên bà như thốt lên câu hỏi như bộc bạch trách móc tại sao lại tại hóa tạo ra những cuộc vui để khiến cho kiếp sống con người lại trở nên khác biệt với nhau như vậy. và với con người ta thời gian thấm thoát thoi đưua không biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo không chờ đợi một au, ngoảnh đi ngoảng lại thời gian đã trải qua  ngay cả con người, cả kinh thành thăng long, đông đo cũng không thoát khỏi quy luật khắc nghiệt ấy vẫn bị nhấn chìm trong thời gian ấy.

Phân tích Thăng Long thành hoài cổ của Bà huyện thanh quan

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Loading...

Sau một nghìn năm trải theo chiều dài lịch sử thì thành Thăng Long đã trải qua biết bao nhiêu biến cố bao hiêu đổ nát bao nhiêu tàn phá mà thời gian đã mang  lại . Trước đây khi kinh thành Thăng Long nhộn nhịp người người đua nhau đi chơi, rồi cho tới tiếng  rao hàng, tiếng cười đùa của con trẻ vang vọng khắp nơi . thế mà giờ đây chỉ có mùi hương của cỏ xanh, của rêu phong. Tất cả cũng chỉ vì chiến tranh mà bị thay đổi bị biến chuyển. Với việc sử dụng những phép đối độc đáo như lối xưa- nền cũ, thu thảo- tịch dương câu thơ dường như làm nổi bật sự khác biệt giữa Thăng Long xưa và nay. Nó còn gợi ra cho người đọc những liên tưởng mới lạ những cảnh vật cụ thể của kinh thành Thăng LOng

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Phân tích Thăng Long thành hoài cổ của Bà huyện thanh quan

Hai cụm từ  trơ gan cau mặt thể hiện được giống như suy nghĩ của con người  về sự sự cai trị của nhà Nguyễn thời bấy giờ khiến cho ngay cả những vật vô tri vố giác kia cũng phải tiếc thương cho một kinh xưa phồn hao đô hội. tất cả không khí ở đây được miêu tả nhuốm màu buồn bã tan hoang

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đó người đây luống đoạn trường

Bài thơ kết thúc thể hiện nỗi đau của tác giả dành cho kinh thành thăng long trước sự thay đổi của chúng.chính vì tình yêu mà bà huyện thanh quan dành cho nơi này và chứng kiến những đổi thay của nơi đây đã khiến cho tác giả càng thêm day dứt về những thứ đã thuộc về quá khứ

Thăng Long hoài cổ là một tác phẩm hay vừa thể hiện những ét đổi khác của kinh thành thăng long vừa thể hiện những cung bậc cảm xúc trong lòng tác gải kìm nén bây lâu nay. Đây có thể nhận xét là một tác phẩm hay nắm và áp dụng một cách triệt để những qui luật trong thơ với việc sử dụng những hình ảnh mang tính tượng trưng cao cho nên đã để lại cho độc giả nhiều ấn tượng mới lạ và cái nhìn đầy màu sắc về Thăng Long xưa

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *