Soạn bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Bài Làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam,mà còn là một thi sĩ một chiến sĩ với số lượng tác phẩm đặc sắc kết tinh nhiều mảng kiến thức sâu rộng
– Sinh ra tại làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, người là một người con ưu tú, trong một gia đình có truyền thống nho học
– Được dạy dỗ và giáo dục nghiêm khắc, Người có tấm lòng nhân hậu, xúc động,giàu lòng yêu thương và trắc ẩn đồng thời chất chứa một tâm hồn nghệ sĩ
– Tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ chữ hán và chữ Nôm,các tác phẩm văn chính luận, truyện kí..
2. Tác phẩm.
– Bài thơ được viết trong những năm tháng chống pháp, đặc biệt trong bài thơ cảnh khuya, bối cảnh lấy từ một đêm không ngủ của Người, vì phải lo nghĩ chuyện nước nhà, nên chỉ có ánh trăng bầu bạn
– Thể thơ: thể loại thất ngôn tứ tuyệt.
– Bố cục: 2 phần
• Phần 1: 2 câu thơ đầu: cảnh thiên nhiên và đêm khuya tại chiến khu Việt Bắc.
• Phần 2: còn lại: bộc lộ tâm trạng cảm xúc của nhà thơ
II. Phân tích.
1. Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc.
– âm thanh của tiếng suối: tiếng suối trong rừng xa xa vọng được so sánh như tiếng hát trong trẻo của người con gái.
_ Trước kia thiên nhiên làm chuẩn mực để nói về vẻ đẹp của con ngườicòn bây giờ trong thơ bác con người làm chuẩn mực để chỉ cái đẹp của thiên nhiên, một so sánh độc đáo của Hồ Chí Minh
_ Sự chuyển động của âm thanh được miêu tả một cách uyển chuyển, tinh tế
– Ánh trăng đêm khuya soi bóng qua kẽ lá , tạo thành bóng hoa trên mặt đất.
– Điệp từ “lồng” : sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya được lồng ghép xen kẽ qua các tán cây kẽ lá
-> Cảnh vật thiên nhiên hiện lên trầm mặc, huyền ảo ,không chỉ có màu sắc vàng yên ả mà nó còn có âm thành của tiếng suối chảy róc rách . Cảnh đẹp thiên nhiên vừa có cả hình ảnh vừa có âm thanh, sự phối hợp nhịp nhàng và uyển chuyển của hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp.
2. Tâm trạng được bộc lộ thông qua thiên nhiên tươi đẹp
– Câu thơ thứ ba nhà thơ sử dụng dấu phẩy ở giữatạo nên sự đối lập nhau.
_ Trước thiên nhiên hiền hòa lung linh yên bình đẹp như vẽ kia, tâm trạng của thi sĩ được bộc lộ, qua đó thể hiện tấm lòng và tâm tâm trạng đầy bất trắc, âu lo.
– Lí do mà tới bây giờ Người vẫn chưa ngủ vì đang lo nỗi nước nhà
-> ĐỐi lâp với sự đẹp đẽ tươi đẹp và huyền hoặc của bức tranh thiên nhiên là tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ. Lo lắng về tương lai của nước nhà của dân tộc và của cả nhân dân yêu thương.
III. Tổng kết.
– “ Cảnh khuya” vừa khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của chiến khu Việt Bắc hiền hòa với màu sắc của ánh trăng, sống động trong trẻo với âm thanh của tiếng suối, lvừa thể hiện tâm trạng âu lo của nhà thơ.
>>> XEM THÊM :