Home / TÁC PHẨM VĂN HỌC / Soạn bài / Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Bài Làm

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Dấu ngoặc đơn

– Dấu ngoặc đơn có nhiều kiểu loại, ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }. Dùng phổ biến nhất là ngoặc tròn. Tùy người sử dụng mà dấu ngoặc đơn có công dụng khác nhau

– Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, bổ sung thêm hoặc thuyết minh).

Ví dụ:       + Huy (bạn cùng lớp) đến nhà, rủ tôi đi chơi ngoài đồng.

                 + … Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Giang Nam)

Dấu ngoặc đơn là loại dấu câu có chức năng tách biệt, tương tự như dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang

2. Dấu hai chấm

a. Dấu hai chấm được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn đối thoại.

soạn bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

+ Khi báo trước lời dẫn trực tiếp:

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chủ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".

+ Khi báo trước một lời đối thoại

Em đi bên cạnh tôi mà không nói gì, tôi hỏi:

Em sao buồn thế?

b – Dấu hai chấm  đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước nó

– Tác dụng thuyết minh: Ngoài ra, các em còn được học đánh đàn: piano, violon, ghita..

– Tác dụng bổ sung: Thật ra thì lão chỉ tâm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó.

( Nam Cao )

– Mang ý nghã giải thích: Trăng hôm nay tròn vành vạnh, sáng tỏ: trăng rằm tháng giêng

Loading...

soạn bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

                

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Chữa lại hoặc thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau:

a. Mấy anh giao liên xuống sau nhau lên (câu 1 )

     – Thôi chị Hai đi trước đi: (câu 2 )

     – Chị Lét đi mạnh giỏi nhé !  (câu 3 ) Người gọi  chị Hai, người gọi chị Lét, chẳng biết cô là thứ mấy  ( câu 4 )

Nguyễn Quang Sáng ( 5 )

b. Nhà văn Nguyễn Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang.

c. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng 1912 – 1960, quê ở xã Dục Từ nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, là nhà văn và nhà viết kịch đã sáng tác từ trước nă 1945.

d. Ông là tác giả của những tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì, Ân Tư công chúa, Sống mãi với Thủ đô và nhiều truyện viết cho thiếu nhi.

e. Tôi đã nghe bà tôi khoe từ mùa hè năm ngoái ( câu 1)

– Cửa Tùng, là nhất nước ta đấy ông ạ (câu 2). Tôi đã đi tắm mát ở khắp nước ta (câu 3). Cửa biển, bãi biển nào, ngày xưa tôi cũng tắm qua cả, kể từ đầu Bắc cho đến cuối Nam, Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cửa Thuận (câu 4)…

(Nguyễn Tuân)

Gợi ý:

a.                 Câu 1: thiếu dấu 2 chấm ở cuối câu cần sử dụng dấu hay chấm vì nó báo trước lời đối thoại

b. Câu 2:  Cuối câu sử dụng dấu hai chấm không thích hợp, chúng ta nên thay bằng dấu chấm

câu 5: Thêm dấu ngoặc đơn nhằm đánh dấu phần chú thích.

>>> XEM THÊM : 

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *