Home / TÁC PHẨM VĂN HỌC / Soạn bài / Soạn bài Lầu hoàng hạc của Thôi Hiệu văn 10

Soạn bài Lầu hoàng hạc của Thôi Hiệu văn 10

I.    Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

–    Thôi Hiệu sinh năm 704 mất năm 754 là người Hà Nam ở Trung Quốc là một người tài giỏi thông minh, có nhiều đóng góp cho nền văn học thời bấy giờ

Thôi Hiệu để lại cho hậu thế hơn 40 bài thơ với các thể loại

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác:

Nhà thơ có cơ hội được đứng tại lầu hoàng hạc, được chứng kiến cảnh thiên nhiên nơi đây cảm xúc của tác giả tuôn trào. Những suy tư hoài niệm về xưa và nay đã khiến cho cảm xúc chuyển biến một cách tự nhiê, bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó.

b.    Thể loại: thất ngôn bát cú

c.    Bố cục: 2 phần

–    Phần 1: 4 câu thơ đầu: nguồn gốc, tên gọi  Hoàng Hạc của  theo thời gian

–    Phần 2: 4 câu còn lại: Miêu tả lầu hoàng hạc theo không gian và cảm xúc của nhà thơ

II.    Phân tích

1.    Nguồn gốc tên gọi  hoàng hạc lâu theo thời gian

 

–    ở đây để nói về tên gọi nguồn gốc của hoàng hạc lâu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối :

nhân >< thử địa,

hoàng hạc khứ ><hoàng hạc lâu

-> thời gian trối đi quá nhanh không chờ đợi một ai cho nên tới bây giờ ở đây nhưng người xưa cảnh xưa đâu còn

–     trong câu thơ Hạc vàng cũng bay đi từ bao giờ xa lánh hẳn nơi này, ngàn năm mây bạc vẫn vẩn vơ bay như tiếc nuối điều gì

Loading...

–    HIện ra đây là sư mơ hồ giữa cái mơ hồ và cái thật giữa những thứ còn ở hiện tại với những thứ đã thuộc về với quá khứ

->    theo thời gian tên gọi của lầu hoàng hạc cũng thay đỏi dần để lại cho người chứng kiến nhiều cảm xúc mới lạ, những chiêm nghiệm mà để cho những kỉ niệm đẹp cứ thế mà mãi mãi xa rời con người và để rồi khiến cho người ta thương nhớ

2.    miêu tả không gian lầu hoàng hạc và tâm trạng của nhà thơ

 

–    Không gian và hình ảnh đẹp đẽ đưuọc vẽ ra , đó là hình ảnh trần thực nhưng lại đẹp như ở chốn cõi bồng lai tiên cảnh vậy đó là hình ảnh ánh nắng chiếu xuống dòng sông phản chiếu lên một màu tinh khôi của đất trời.

–    sự hài hòa màu sắc được thể hiện rất rõ nét  giữa sự xanh tươi non của cỏ cây mùa xuân với ánh sáng của màu nắng

->    dù hoàng hạc có thay đổi như thế nào theo thời gian có những thứ không còn nữa nhưng hoàng hạc lâu vẫn giữ được vẻ đẹp của nó và chẳng bao giờ bị cướp đoạt đi

–    hoàng hôn là hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong thơ xưa nhằm biểu đạt tâm trạng của tác giả sự chiêm nghiệm và khiến cho người chứng kiến cũng buồn đi vô cớ

->    Bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng chớm vui nhưng lại buồn vì một nỗi nhớ , nỗi nhớ nhà nhớ quê hương da diết 

III.    Tổng kết

–   Những hình ảnh tượng trưng ước lệ và nhịp điệu bài thơ chậm rãi khoan nhặt khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc

HÌnh ảnh lầu hoàng hạc hiện ra với vẻ đẹp hài hòa

Thông qua đó thể hiện những chiêm nghiệm và cảm xúc của nhà thơ

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *