Hãy soạn bài thơ Bác ơi của nhà thơ Tố Hữu
Đề bài: Soạn bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
Bài làm
I, Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1, Tác giả:
- Tố Hữu ( 1920- 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, vào thời kỳ chiến tranh khói lửa, nước mất nhà tan.
- Tố Hưũ là một trong những tác gia, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm văn học có ý nghĩa, gắn liền với những chặng đường cách mạng của dân tộc.
2, Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác vào ngày 2/9/1960, khi Bác Hồ qua đời vào đúng lúc miền Nam đang giành thắng lợi trên con đường kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Toàn dân khóc thương, tiễn đưa Bác, vị cha già của dân tộc
- Nhà thơ Tố Hữu cũng rất đau buồn, không kìm nén được cảm xúc của bản thân nên đã sáng tác bài thơ để viếng Bác.
II, Phân tích tác phẩm
1, Sự đau xót của tác giả khi nghe tin Bác qua đời.
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Loading...
- Nhân dân Việt Nam trên cả nước đều đau lòng tiếc thương Bác. Riêng Tố Hữu, ông chạy từ xa ngóng lên chân cầu thang chờ Bác xuống trong vô vọng, không dám tin là Bác đã đi rồi.
- Cảnh vật xung quanh trở nên lạnh lẽo, thiếu vắng đi hơi thở của Bác.
- Tất cả đều mang chung một nỗi niềm thương tiếc, xót xa BÁc. Cảnh vật xung quanh thiếu đi người chăm sóc, nhân dân mất đi một vị cha già đáng kính, một vị lãnh tụ yêu nước thương dân. Người đã ra đi khi cuộc đời cách mạng của người còn đang đang dở, trong lúc cả dân tộc hân hoan khi sắp giành được thắng lợi thì cũng là lúc phải nhận tin buồn Bác đã ra đi.
2, Bác Hồ
- Tình cảm đẹp đẽ của Bác dành cho nhân dân Việt Nam thể hiện ở khổ thơ thứ năm. Tình cảm của Bác ngỡ như có thể ôm trọn của đất nước Việt Nam vào lòng.
- Cả cuộc đời của Bác là dành cho cách mạng, đến hơi thở cuối cùng cũng muốn dành cho cách mạng. Nhưng sức đã cạn kiệt, Người đành phải ra đi.
- Dù Bác đã đi xa nhưng đối với tất cả nhân dân Việt Nam thì chắc chắn Bác còn sống mãi, không bao giờ phai nhạt trong tâm trí.
- Lý tưởng của Bác với cách mạng, với nhân dân sẽ soi sáng những thế hệ tiếp theo ddi theo con đường của Bác.
- Có lẽ không phải Bác mất đi, mà chỉ đang ngủ giấc ngủ dài nghìn thu mà thôi.
- Chắc chắn rằng Bắc là một vị lãnh tụ, một vị cha già đáng kính đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao cả để cho ngàn đời sau phải nhớ đến như một tấm gương sáng ngời.
3, Cảm xúc của tác giả khi Bác qua đời.
- Nhà thơ thể hiện cảm xúc của bản thân trước sự ra đi của Bác ở ba đoạn thơ cuối.
- Dẫu cho muốn khóc thật to, nhưng nhà thơ lại không dám khóc thật nhiều. Bởi nhà thơ biết rằng, Bác đã về với thế giới bên kia, yên nghỉ một giấc ngủ ngàn thu. Nhưng những người ở lại vẫn phải tiếp tục lý tưởng của Bác.
III, Kết luận
- Bài thơ Bác ơi! Chính là cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của Bác. Cảm xúc của tác giả cũng chính là cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam, một sự tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Bác.