I. tìm hiểu chung
1. Đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn:
· Đặng Trần Côn vốn xuất thân ở Thanh Trì, Hà hội , sống trong những năm đầu của thế kier thứ 18 và được biết đến là một người tài giỏi, thông minh, sáng tác tiêu biểu của ông có thể nhắc tới ở đây là Chinh phụ ngâm khúc.
2. Đôi nét về dịch giả Phan Huy Ích
· Dịch giả sinh năm 1750 mất năm 1822 , quê ở nghệ an. Là một người lanh lợi tai giỏi , các tác phẩm tiêu biểu của ông là Du am văn tập , du am ngâm lục. Dịch giả thứ hai là Đoàn Thị Điểm, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bà có tác phẩm dịch tiêu biểu là Chinh phụ ngâm khúc , ngoài ra còn coa Truyền kì tấn phả
3. giới thiệu tác phẩm
· Vị trí đoạn trích: từ câu 193 đến câu 216
Bố cục : 2 phần
– Phần 1: 16 câu thơ đầu: Nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ
– Phần 2: 8 câu còn lại: Nỗi nhớ của người chinh phụ khi có chồng chinh chiến nơi xa
Tìm hiểu chi tiết:
1. nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ được thể hiện qua các chi tiết đặc sắc cùng với các hình ảnh mang tính gợi mở cao:
· Mở đầu bài Chinh phụ ngâm là bốn câu thơ lục bát .Đó là nỗi buồn man mác, âu lo phiền muộn của người phụ nữ khi ngày đêm trông mong tin chồng ở vùng chiến trận.
· Cảnh vật như càng điểm thêm sự lẻ loi đơn chiếc và cái không gian u tịch hắt hiu. Ngọn đèn kia vẫn chiếu sáng hàng đêm, có hay chăng người ở đây mà hồn ở phương nào, mong ngóng đợi chờ từng ngày. Câu hỏi tu từ ở cuối như một lời tự vấn, bỏ ngõ chẳng bao giờ có câu trả lời.
· “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
· Nghệ thuật được sử dụng :
· Với việc sử dụng biện pháp so sánh, tác giả muốn cho người đọc thấy được nỗi lòng của người chinh phụ trải dài đến đâu.
· Nó giống như hàng năm hàng thế kỉ, cách nhau nghìn trùng, thật khó mà tưởng tượng nổi.
· Chỉ với hai câu thơ thôi, mà tác giả gợi ra bao nhiêu điều khó khăn thử thách ,nỗi buồn cứ thế gặm nhấm lấy con người của người chinh phụ. Nàng cứ mòn mỏi, cứ trông mong, nhưng trước mắt là nghìn trùng, mây che đường đi, núi che lối về
· “Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
· Không chỉ dừng lại đó, những câu thơ tiếp theo còn làm rõ nét thêm sự cô đơn, trống vắng hay cả sự vô vọng mà không biết điều gì sẽ xảy ra.
· Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại hàng ngày như thế, nhưng có biết đâu, trang điểm kia cho ai nhìn, gảy đàn cho ai nghe, đốt hương cho ai thưởng thức.mọi thứ trở nên gượng gạo “ Gượng đốt, gượng soi, gượng gảy”. để rồi cuối cùng “ dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.
2. Nỗi mong nhớ người chồng nơi biên cương:
· Ở những câu thơ tiếp theo, người chinh phụ chỉ biết gửi nỗi nhớ, khắc khoải nỗi lòng qua gió, nhưng nỗi lòng của nàng đâu biết sâu bao nhiêu, tựa như mây cao biển rộng, nỗi niềm ấy trùng trùng điệp điệp, liệu gió có thấu, có mang tới người chồng ở chiến trận?
· “ Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
· Không mượn hình ảnh của gió, không nhắc tới những gì đang diễn ra xung quanh, không còn mượn lời để nói tình cảnh của mình bây giờ, không biết rồi sẽ đi đâu về đâu, người xưa bao giờ cho gặp lại.
· Để đến cuối cùng, nàng thốt lên” nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”. Nỗi nhớ ấy được miêu tả với 2 từ “ đau đáu” nghĩa là chưa bao giờ nó dứt trong lòng nàng.
· Cùng với đó, cảnh buồn người buồn theo hay người buồn nên nhìn đâu cũng thấy một nỗi buồn vô tận
· Bài thơ “ chinh phụ ngâm khúc” đã thể hiện tình cảm thiết tha, da diết của người vợ dành cho người chồng đi chinh chiến.
3. Tổng kết:
· Với ngòi bút tinh tế và giàu lòng trắc ẩn, tác giả cũng ngợi ca sự thủy chung của vợ chồng, đồng thời lên án gay gắt chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến.
· Bên cạnh đó, tác phẩm cũng gây ấn tượng trong lòng độc giả dù trải qua bao thế hệ với tư tưởng , niềm khát khao mãnh liệt được sống và yêu thương, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
· Nghệ thuật : cách sử dụng từ ngữ độc đáo, lối thơ nghiền ngẫm và nhiều hình ảnh mang tính gợi hình gợi cảm xúc sâu sắc.