Soạn bài Tức nước vỡ bờ
Bài Làm
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích tiểu thuyết Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả Ngô Tất Tố:
– Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ,quê ở làng Lộc Hà
– Trong Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Uỷ ban Giải phóng , tới năm 1946 Ngô Tất Tố gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc. Ông cũng từng hoạt động ở Sở Thông tin khu XIIvà viết cho các báo: Cứu quốc khu VII, Thông tin khu VII, Tạp chí Văn nghệ và báo Cứu quốc Trung ương kết hợp với viết văn.
– Tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố: Ngô Việt xuân thu (dịch, 1929); Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện kí lịch sử, 1935); Đề Thám (truyện kí lịch sử, viết chung, 1935); Tắt đèn( 1939; Mai Lĩnh xuất bản, 1940); Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940; đăng báo Thời vụ, 1941; …
– Nhà văn đã được nhận hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1949 -1952 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
2. Về tác phẩm:
a) Đoạn Tức nước vỡ bờ là đoạn trích rút ra từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn – một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.
b) Trong đoạn trích, tác giả bằng ngôn ngữ của mình đã vạch trần và phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến. Nhà văn cũng đồng thời thể hiện sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng của người nông dân khi bị đè nén vào bước đường cùng
Bọn quan tham mồm thì bảo coi dân như con đỏ nhưng tới cuối cùng thì lại chẳng màng tới sự sống sót hay khổ cực của dân chúng. Giữa những khổ ải và đê điều càng thêm phần kịch tích , bọn quan tham vẫn chẳng quan tâm chuyện gì đang xảy ra. Dân tình chịu bao nhiêu thứ thuế bao nhiêu tiền trên đầu , bao nhiêu khổ ải tù túng nhưng bọn chúng mặc sức người nhân dân xin cho lui hạn nạp vẫn không buông tha vẫn khiến cho con người đến điêu đứng. tới khi không chịu được nữa thì họ buộc phải phản kháng lại như một lẽ tự nhiên..
c) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ có thể coi là cao trào của những xung đột và mặc dù chỉ là nhwunxg hành động tự phát và tự vệ nhưng những dấu hiệu này cho thấy sẽ tới môt lúc những xung đột sẽ không thể tránh khỏi và những hậu quả của nó được thể hiện bằng những phong trào cách mạng. Hình tượng người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh sẽ được tái hiện và khắc nét rõ ràng nhằm thể hiện một điều rằng: Có áp bức thì có đấu tranh. Cho dù người phụ nữ chân yếu tay mềm thì họ cũng không ngại để đứng lên bảo vệ công lý.
Với thái độ và ủng hộ bênh vực, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ nông dân thật thà chất phác, tha thiết yêu chồng con. Đó là người sẵn sàng bất chấp hiểm nguy để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Qua đó tác giả muốn tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ . Đồng thời tác giả đã làm bật lên bức chân dung vừa bỉ ổiđộc ác vừa hèn hạ, nhu nhược của giai cấp phong kiến.
d) Đoạn trích cũng thể hiện thành công những nghệ thuật mà tác giả đã áp dụng và khéo léo trong cách miêu tả tâm lý và khắc họa tính cách nhân vật. Bằng việc sử dụng hình ảnh và các cuộc đối thoại những hình ảnh cũng như hành động kịch tính được khắc họa khéo léo làm nổi bật lên một thời đại đã qua cũng như dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này.
>>> XEM THÊM :
-
soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
-
soạn bài Vào nhà ngục quảng đông cảm tác
-
kể về ngày tết quê em