I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Bính sinh năm 1918 mất năm 1966 tên thật là Nguyễn Trọng Bính với lối thơ dân gian được áp dụng rộng rãi và có chiều sâu, Nguyễn BÍnh được vinh danh là ông thơ của của làng quê Việt Nam.
– Phong cách thơ:
• mang nhiều màu sắc của văn hóa dân gian và hồn dân tộc đặc biệt là chất liệu được dùng trong các bài thơ. Chính vì luôn muốn đưa chất liệu của văn hóa dân gian nên thơ ông đặc biệt chứa chan tình cảm mộc mạc.
– số lượng thơ ca mà Nguyễn BÍnh để lại gồm có: qua nhà, những bóng người trên sân ga, tương tư, chân quê, lỡ bước sang ngang, tâm hồn tôi cùng nhiều các tác phẩm tiêu biểu khác
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: Tương tư nằm trong tạp lỡ bước sang ngang và viết về tình yêu đôi lứa , bài thơ được viết ra như một lời bày tỏ nỗi lòng , tình cảm trong sáng mà người con trai muốn dành cho người mình yêu thương.
– Bố cục: 3 phần
• Phần 1: 4 câu thơ đầu: giải thích tại sao người con trai lại có tâm trạng như vậy
• Phần 2: 12 câu tiếp theo: cách mà người con trai giãi bày tâm trạng tương tư của mình
• Phần 3:còn lại: ước muốn của tình yêu lứa đôi
II. Phân tích
1 Nguyên nhân cho tâm trạng tương tư.
– Chủ thế trữ tình: chàng trai là người thôn Đoài.
– Khởi nguồn tương tư là nỗi nhớ nhung và người mà chàng trai nhớ đó chính là cô gái thôn Đông.
– Ở đây chúng ta có thể nói thôn Đông thôn Đoài là cách nói ví von thường được dùng để chỉ hai người con trai và con gái.
– chính vì tình yêu tình cảm mà chàng trai dành cho cô giá nên chàng trai đã mang bệnh tương tư -> đây là điều mà những cặp đôi yêu nhau hay có những cung bậc cảm xúc như thế này.
– Một lối so sánh độc đáo giữa căn bệnh tương tư của chàng trai với căn bệnh tương tư của trời -> chứng tỏ đây là một điều hoàn toàn tự nhiên và những người thầm thương trộm nhớ sẽ cảm thấy như thế
-> bốn câu thơ trình bày một cách ngẫu nhiên ở đâu lại có căn bệnh kì lạ như vậy từ nhớ nhung mà lại thành tương tư, từ đem lòng yêu thầm mà mong muốn trở thành đôi thành lứa
2. Sự giãi bày tâm sự về căn bệnh tương tư của chàng trai
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ luôn mang trong mình một nỗi buồn băn khoăn thắc mắc
– Nỗi băn khoăn và nhớ nhung càng thêm khi lâu chưa gặp được nàng nên nỗi niềm càng da diết
• 3 từ ngày được sử dụng liên tiếp trong câu nhằm diễn tả nỗi buồn triền miên giằng giặc
• lá xanh chuyển thành lá vàng -> thời gian chuyển đổi và tâm trạng của con người cũng vậy, thời gian trôi qua thì khoảnh khắc nhớ mong cũng càng thêm băn khoăn da diết .
– Chàng trai trách móc buồn tủi rồi sau đấy tự trách móc mình
• Nếu là cách trở xa xôi thì nhân vật trữ tình- chàng trai còn được an ủi nhưng đây cách nhau chỉ có một đầu đình mà sao lại thấy con đường tới với nhau xa xôi quá.
– Nhắc tới nỗi mong nhớ gặp người yêu như bến gặp đò, hoa khuê các gặp bướm giang hồ -> những hình ảnh rất chân quê, mộc mạc, nhưng lại giàu tình cảm
• Với lối sử dụng lối nói ước lệ, ẩn dụ trong ca dao và trong thơ truyền thống tác giả đã dienx tả cảm xúc thật tự nhiên và trong sáng.
3. Ước mơ của hạnh phúc đôi lứa
– Có một giàn giầu, có một hàng cau, nhà anh, nhà em -> thể hiện sư đơn côi, lẻ bóng, như vạy cả hai người vẫn cách trở xa xôi
– Cau – giầu gắn với sự tích của trầu cau cũng mong ước có một cái kết có hậu đôi lứa bên nhau và tình yêu son sắt
III. Tổng kết
– Bằng cách giới thiệu rất tư nhiên nhà thơ đã mang lại cho người đọc những cảm xúc trong trẻo lại gần gũi về tình yêu đôi lứa, sự nhớ nhung và mong ước được thành đôi thành cặp
_ chất liệu văn hóa dân gian với những hình ảnh quen thuộc mang tính ước lệ cao