Home / TÁC PHẨM VĂN HỌC / Soạn bài / Soạn bài vợ chồng a phủ

Soạn bài vợ chồng a phủ

(Baivanhay.net) – Anh(Chị) soạn bài vợ chồng a phủ trong sách văn học lớp 12. ( Bài làm của HSG lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu).

 

Đề bài: Anh(chị) hãy soạn bài vợ chồng a phủ.

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

– Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sau Cách mạng tháng Tám, ông rất thành công với mảng đề tài viết về miền núi. 

Vợ chồng A Phủ” Truyện là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc của nhà văn là một truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi chống Pháp về đề tài miền núi.

– Thông qua số phận của Mị và A Phủ, tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người

Ngợi ca ý nghĩa nhân đạo của sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tối tăm và áp bức.

II. NỘI DUNG CHÍNH: 

1.    Nhân vật Mị:

_Mị là người sống trong một gia đình vì phải trả nợ cho cha , Mị không được phép chết và trơt thành dâu nhà thống lí Pá Tra

– Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: Mị làm lụng vất vả mặc dù bị coi là vợ nhưng sống không khác gì người ở 

– Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, không được đi chơi hay ra ngoài.

 

2.    Nhân vật A Phủ 

_ A phủ từ nhỏ mồ côi , được dân làng nuôi lớn, là người gan góc không sợ sệt, rất bản lĩnh

– Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.

– Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử – con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử.

– Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng và bỏ đói đến gần chết. 

_ A phủ không than đứng chịu trói mà không van nài hay gì hết 

2. Tác phẩm miêu tả sức sống tiềm tàng và quá trình gíác ngộ cách mạng của người dân miền núi:

a) Qua nhân vật Mị :

– Dù bị áp chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn không hoàn toàn giá lạnh. Tô Hoài vẫn nhận ra một sức sống tiềm tàng trong con người Mị có điều kiện nó sẽ vùng lên để tìm lại cuộc sống đích thực cho mình. 

Loading...

  + Trong lần định ăn nắm lá ngón tự tử : Mị định chết vì ý thức được cuộc sống tủi nhục, vô nghĩa của mình. Nhưng vì cha can ngăn nên Mị không làm như thế nữa.

  + Trong đêm tình mùa xuân:  Sức sống của Mị thể hiện trong cảm xúc, trong sự hồi tưởng và hành động. Sức sống tiềm tàng thể hiện ngay cả khi bị trói.

  + Trong đêm cởi trói cho A Phủ: Từ sự đồng cảm với A Phủ , Mị nhận ra gia đình thống lý Pá Tra độc ác thật, trói người cho đến chết và Mị đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ.  Không những thế Mị biết được không thể sống owe đây được nữa nên Mị đã theo A phủ chạy trốn

b) Qua nhân vật A Phủ:

Sau khi hai người chạy thoát khỏi Hồng Ngài và nên vợ nên chồng, nhà văn lại quan tâm miêu tả quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ nhiều hơn. 

A Phủ lại đối đầu với bọn thực dân. Dần dần, anh ý thức rõ hơn về mình và tội ác của thực dân Pháp. A Phủ đã đến với A Châu, đến với cách mạng bằng một tấm lòng thành thật, trong sán.A Phủ dã khẳng định bản thân mình bằng chính hành động đấu tranh cách mạng.


3. Cần chú ý so sánh tính cách và số phận của Mỵ và A Phủ.

a) Sự giống nhau:

+ Cả hai đều là những người lao động, có những phẩm chất tốt đẹp, cả hai đều còn trẻ. Họ đều ẩn chưa những sức sống tiềm tàng mà khi có cơ hội thì nó sẽ bùng phát.Họ nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột và cuối cùng, kẻ thì thành con dâu gạt nợ, kẻ thì thành đứa ở gạt nợ cho nhà thống lý Pa Tra.Sau một thời gian bị vùi dập,chấp nhận cuộc sống tôi đòi. Nhưng cuối cùng, không chịu đựng nổi áp bức cả hai đều đi từ đấu tranh tự phát, tự giải phóng cho mình và cuối cùng đi đến đấu tranh tự giác.

 

b) Sự khác nhau: 

– Về tính cách :

+ Mị là cô gái có tâm hồn nhạy cảm

+ A Phủ cứng cỏi, gan dạ, ngay thẳng,không sợ cường quyền.

– Về số phận.

+ Mỵ tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi, thân phận thấp hèn 

+ A Phủ tiêu biểu cho người thanh niên nghèo miền núi, là công cụ lao động cho những kẻ bóc lột.

III. NGHỆ THUẬT :

–Miêu tả một cách logic quá trình phát triển nội tâm của nhân vật, tài tình trong phân tích tâm lí nhân vật

_ cách miêu tả mọi thứ sống động, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật.

IV. KẾT LUẬN:

– Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc : Phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người. Tìm ra con đường Giải phóng cho những người lao động bị áp bức bóc lột, đem đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giá trị hiện thực : Xã hội phong kiến miền núi dù có tàn bạo đến đâu cũng không giam hãm được khát vọng sống của con người.

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *