Đề bài: Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa
Bài làm
Khi chúng ta nấu một nồi canh không thể thiếu vị mặn của muối, trong kho tàng văn học dân gian cũng vậy cùng với những thể loại khác ra đời trong xã hội cũ thì ca dao cũng là thể loại không thể không nhắc đến. Ca dao không chỉ là sự yêu thương tình nghĩa, mà ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ thân phận, cuộc đời xót xa của con người, đặc biệt là người phụ nữ xưa trong xã hội cũ. Đó là hình ảnh của những người phụ nữ luôn cam chịu vất vả, hi sinh vì gia đình, vì miếng cơm manh áo. Với thân hình gầy guộc kham khổ, và đức tính giản dị, trong sáng. Đó là những hình ảnh mà khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam người ta luôn liên tưởng đến.
Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa
Ca dao là nơi khơi nguồn tình cảm, làm cho cảm xúc của con người ta luôn trỗi dây. Người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở làm đề tài sáng tác không chỉ cho ca dao Việt Nam. Dù ở thời đại nào thì vai trò của người phụ nữ cũng là rất quan trọng, nếu ở thời đại ngày nay người phụ nữ được coi trọng bao nhiêu, thì ở thời đại xưa người phụ nữ bị coi khinh bấy nhiêu. Thân phận của họ đã làm nên một kho tàng bao la với hàng trăm, hàng nghìn câu thơ, câu ca dao, dân ca. Người xưa đã mượn những lời ca để khắc họa lên hình ảnh người phụ nữ với cuộc sống đầy màu sắc.
Trong xã hội phong kiến người phụ nữ luôn phải sống trong quan niệm "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, xuất phu tòng tử". Chính bởi vậy nên họ chưa bao giờ có quyền quyết định cho cuộc sống của mình. Như câu ca "thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Chúng ta có thể thấy người phụ nữ không hề có quyền gì, họ chỉ biết sống theo sự sắp đạt của người khác. Bởi vậy mà khi chưa lấy chồng thì họ phải nghe theo sự chỉ bảo của cha, khi lấy chồng rồi thì nghe theo chồng, khi chồng chết thì phải nghe theo con trai. Cả cuộc đời của họ chỉ biết nghe theo chứ không hề có quyền quyết định gì. Chính vì thân phận đau thương ấy nên chúng ta mới bắt gặp những câu ca:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng hạt ra ruộng cày
…
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”
…
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
"Thân em" cụm từ nhắc đến sụ cô độc, lẻ loi, không được coi trọng. Phận là con gái đã khổ, sinh ra nhầm thời đại còn khổ hơn. Họ không được nâng niu, chân trọng, họ luôn phải sống trong sự khinh rẻ, coi họ như món quà thích thì mua, xin khéo thì cho. Sự bạc bẽo đến tái tê lòng đó khiến cho người phụ nữ chạnh lòng nhưng cũng không biết làm thế nào, đành cam chịu và chấp nhận số phận đó. Trăm bề đều là nỗi đau, là nỗi nhớ. Sống trong cảnh xa nhà, theo chồng nơi phương xa, người phụ nữ không biết giãi bày tâm sự cùng với ai. Nên chỉ biết im lặng đứng từ cõi xa nhìn về.
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Hình ảnh của con cò có lẽ là hình ảnh phản ánh rõ nét nhất hình ảnh người phụ nữ Vệt Nam. Những con cò luôn mang tấm thân gầy guộc, phải đi kiếm ăn trong những đêm lạnh vắng mà không có ai ở bên cạnh. Những người phụ nữ giàu đức hi sinh nhưng chưa bao giờ họ kêu than nửa lời, mà họ thấy hạnh phúc vì đã sống cả cuộc đời vì chồng vì con.
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hanh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng… Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp. Vậy nhưng họ vẫn cam chịu, vẫn sống cả cuộc đời như vậy mà không một lời ai oán. Chúng ta thử nhìn lại chúng ta ngày nay những người phụ nữ sống trong thời hiện đại, luôn được coi trọng. Ấy vậy mà đôi khi có những người sướng quá nên không biết coi trọng cuộc sống, không biết giữ gìn hạnh phúc. Họ ngoại tình, họ đi đánh nhau, có lẽ càng sướng họ càng gào.
Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
>>> XEM THÊM :
-
sống và nêu cao tinh thần trách nhiệm
-
phát biểu cảm nghĩ về truyện thầy bói xem voi
-
phát biểu cảm nghĩ về truyện sống chết mặc bay