Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 10 / Trình bày quan điểm về nét đẹp văn hóa Tết Nguyên Đán (Cổ truyền) ở Việt Nam

Trình bày quan điểm về nét đẹp văn hóa Tết Nguyên Đán (Cổ truyền) ở Việt Nam

Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của mình về nét đẹp văn hóa Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. ( Văn lớp 10)

Trình bày quan điểm về nét đẹp văn hóa Tết Nguyên Đán (Cổ truyền) ở Việt Nam

Bài làm

         Với những người dân Á Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng, dịp Tết nguyên đán là dịp lễ rất quan trọng, là ngày lễ lớn nhất của cả dân tộc. Tết là dịp để người người nhà nhà quây quần bên nhau, cũng là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, muôn hoa khoe sắc. Mọi người tạm biệt năm cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Tết Nguyên đán ở nước ta vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ truyền, lâu đời truyền từ bao đời nay, là những thứ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

Việt Nam là đất nước gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Vậy nên vào mỗi dịp Tết, dù có khó khăn thế nào, thì người ta đều cố gắng bày trên ban thờ gia tiên những sản vật gắn bó với quê hương như bánh chưng, mâm ngũ quả…., mang đến một ban thờ gia tiên thật đầm ấm, như thể hiện được hết cái đặc trưng của quê hương.

 

Quan điểm về nét đẹp văn hóa Tết Nguyên Đán

Việc chúc tết đầu năm đến người thân, họ hàng chắc chắn là việc làm không thể thiếu của người dân Việt Nam. Ba ngày tết, người ta sẽ cùng nhau đi chúc tết ông bà, cha mẹ, thầy cô… như thể hiện lòng biết ơn đối với những đấng sinh thành và đã dạy dỗ ta nên người. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta xưa có câu: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy ”. Chúc tết chính là thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính cũng như mong muốn một năm mới đầy may mắn đến với những người mình yêu quý.

Loading...

Không chỉ chúc tết người thân họ hàng, mọi người còn cùng nhau đi chúc tết những người bạn bè, đồng nghiệp. Cả năm làm việc vất vả, tất bật không có thời gian để gặp gỡ nhau, thì ngày Tết chính là dịp để mọi người gặp gỡ, hàn huyên, cùng nhau tâm sự những câu chuyện đã qua, hay cùng nhau nói đến những mong muốn tốt đẹp trong tương lai. Tình cảm cứ thế mà lại gắn bó với nhau, không bị xa cách dù cho lâu ngày không gặp.

Ngoài việc đi thăm người thân, chúc Tết, nghỉ ngơi, thì ngày Tết cũng là dịp để người Việt Nam cùng nhau đi du xuân, lễ chùa và thăm viếng những danh lam, di tích lịch sử. Mọi người cùng nhau cầu chúc cho một năm mới gặp nhiều may mắn, thành công hơn năm cũ. Tất cả những gì đã qua của năm cũ sẽ quên đi để cầu chúc cho một năm mới tốt đẹp hơn, giống như con người gửi gắm những phiền muộn, cũng như mong cầu của mình vào chốn tâm linh để tâm hồn cảm thấy bình yên, thanh thản hơn.

Tết đến xuân về, từng thời khắc thiêng liêng từ khi giao thừa, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, cho đến những khoảnh khắc gần gũi, quây quần bên bạn bè người thân,… cùng những điều tốt đẹp khác, tất cả tạo nên một ngày tết cổ truyền đúng nghĩa và truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay.

Dù cho xã hội có phát triển nhanh chóng, con người có thay đổi đến thế nào, thì những điều tốt đẹp chắc chắn cần phải bảo tồn và gìn giữ. Giống nhau ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam ta, đó là một nét đẹp văn hóa mà tất cả chúng ta cần phải cùng nhau gìn giữ, bởi vì đó giống như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Việt Nam.

>>> XEM THÊM :

Loading...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *